(HBĐT) - Qua giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng về dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh cho thấy 28/31 ổ dịch từ năm 2017 có tỷ lệ muỗi, lăng quăng, bọ gậy vượt mức, có nguy cơ đối với bệnh sốt xuất huyết.

Từ tháng 7 - 9/2018, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổ chức giám sát 31 ổ dịch sốt xuất huyết tại 5 huyện, thành phố. Qua giám sát 30 nhà ở, mỗi ổ dịch muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng ống tuýp; soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn, các đồ vật trong nhà vào ban ngày, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút. Chỉ số mật độ muỗi cái Aedes và chỉ số BI có lăng quăng, bọ gậy, phát hiện 28/31 ổ dịch có nguy cơ cao đối với bệnh sốt xuất huyết. Điển hình chỉ số mật độ muỗi ở xóm Má, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) là 3,53 con; xóm Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) là 3,03 con; xóm Sum, xã Liên Sơn (Lương Sơn) là 2,27 con; xóm Giếng êm 1, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) là 1,53 con; xóm Sào, Hạ Bì (Kim Bôi) là 2,13 con, xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi) là 2,9 con… Trong khi đó, chỉ số mật độ muỗi chỉ bằng hoặc dưới 0,5 đã có nguy cơ cao với bệnh sốt xuất huyết.

Chỉ số BI là chỉ số tính trên diện tích lăng quăng, bọ gậy phát hiện. Điển hình như khu Đoàn Kết, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ) chỉ số là 166,7; xóm Rậm, xã Thống Nhất (TP Hoà Bình) là 100. Tại huyện Lương Sơn, xóm Sum, xã Liên Sơn chỉ số 80; xóm Thạch Tài, xã Cao Dương là 46,7; Xóm Giếng êm 2, xã Nhuận Trạch là 46,7. Tại huyện Kim Bôi, xóm Bình Tân, xã Nam Thượng có chỉ số 66,7; xóm Má, xã Cuối Hạ là 80, xóm Mớ Hoắc, Hạ Bì là 43,3... Trong khi đó chỉ số bằng và trên 20 là chỉ số cao có nguy cơ mắc sốt xuất huyết cao.

Qua đánh giá của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, nguyên nhân các ổ dịch cũ còn nguy cơ cao sốt xuất huyết là do bà con sử dụng dụng cụ chứa nước có phát hiện bọ gậy, lăng quăng Aedes rất đa dạng như: xô, chậu, bát, máng nước gia cầm, chai, lọ, chum, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa, gốc tre, gốc chuối... Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển. Một số địa phương bị sạt lở do mưa lũ nên cán bộ y tế khó khăn trong công tác truyền thông. Nhiều đối tượng đi làm ăn xa nên nguy cơ mang bệnh từ nơi khác về cao. Thiếu các phương tiện truyền thông như pa nô, áp phích không có, đĩa truyền thông hỏng... Hiện tại không có hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trong kho của một số đơn vị.

Bà Trần Thị ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Để khống chế ổ dịch có nguy cơ cao, đồng thời không để lây lan sang vùng lân cận, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã tham mưu xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện, thành phố. Qua đó chỉ đạo các Trạm Y tế tham mưu kế hoạch phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn. Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, bao gồm đội chống dịch cơ động: cán bộ điều trị, dịch tễ, côn trùng được trang bị đủ hóa chất, máy móc, phương tiện sẵn sàng cho chống dịch tại tuyến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn. Dự trữ tối thiểu các trang thiết bị phòng, chống dịch sốt xuất huyết theo quy định tại Quyết định số 3711/2014/QĐ-BYT của Bộ Y tế (máy phun, bộ dụng cụ giám sát côn trùng, trang phục phòng hộ cá nhân dùng cho người đi phun...). Chỉ đạo trạm y tế tuyên truyền nâng cao nhận thức về sốt xuất huyết và huy động sự tham gia của cộng đồng phát hiện, loại bỏ ổ lăng quăng, bọ gậy bằng cách: loại bỏ các vật dụng phế thải, sử dụng tác nhân sinh học diệt lăng quăng, bọ gậy đến từng hộ gia đình với 2 tuần/lần vào những tháng cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11). Tập huấn cho lãnh đạo chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, mạng lưới y tế, cộng tác viên, giáo viên, học sinh nhà trường về bệnh sốt xuất huyết, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của véc tơ. Thường xuyên tổ chức điều tra xác định ổ lăng quăng, bọ gậy nguồn tại địa phương và biện pháp xử lý thích hợp cho từng chủng loại ổ bọ gậy. Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại 28 ổ dịch cũ. Tổng hợp kết quả và báo cáo cho tuyến tỉnh theo quy định.

Việt Lâm


Các tin khác


Bị chó cắn nhưng không đi tiêm phòng dại, một phụ nữ tử vong

Ngày 19/9, tin từ Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết trên địa bàn vừa có một trường hợp tử vong vì bệnh dại.

Cách nhận biết quyền lợi được hưởng thông qua mã số thẻ BHYT

(HBĐT) - Tấm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giờ đây khá thân thuộc với nhiều người. Nhờ có thẻ BHYT, mỗi lần đi khám, chữa bệnh, người dân đã giảm được phần lớn gánh nặng chi phí. Tuy vậy, không phải ai tham gia cũng biết mức hưởng của mình hay của người thân là bao nhiêu. Chỉ cần nhìn các ký hiệu trên tấm thẻ, người dân có thể biết được mức hưởng BHYT.

Bệnh nhân nhiễm MERS người Hàn Quốc đã được chữa khỏi hoàn toàn

Thông báo của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết bệnh nhân bị mắc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) đã được các bác sỹ kết luận là khỏi hoàn toàn.

Khám sức khỏe cho gần 2.000 học sinh vùng dự án

(HBĐT) - Trong 2 ngày, 15- 16/9, Tổ chức GNI phối hợp với Đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám sức khỏe miễn phí cho gần 2.000 học sinh vùng dự án trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Huyện Tân Lạc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 8/2018, tổng số đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Tân Lạc là 88.372 người. Trong đó, 3.666 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; 67 người tham gia BHXH tự nguyện, trên 2.500 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trên 84 nghìn người tham gia BHYT, chiếm 97,7% dân số.

Kiểm tra việc thực hiện các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 17/9, đoàn kiểm tra của Tổng cục Dân số- KHHGĐ do đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Phó vụ trưởng Cục Pháp chế- thanh tra, Tổng cục Dân số làm trưởng đoàn làm việc với đại diện thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số tỉnh. Nội dung làm việc kiểm tra thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục