đặc biệt là chống quá tải và chính sách BHYT toàn dân thông qua nâng cao năng lực cung ứng các dịch vụ y tế có chất lượng tại tuyến tỉnh, tuyến huyện và tăng cường khả năng tiếp cận tới các dịch vụ này của người dân, nhất là những nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn trong khu vực Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng.
Tại Hòa Bình, dự án đã lựa chọn 5 đơn vị gồm: BVĐK tỉnh, BVĐK khu vực Mai Châu, bệnh viện các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc và Lương Sơn. Năm 2017, Dự án đã tích cực triển khai các hợp phần như: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý bệnh viện; đào tạo chuyển giao kỹ thuật. Đã có nhiều lớp tập huấn dành cho cán bộ là lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác quản lý chất lượng; các đồng chí là cán bộ của các đơn vị thuộc dự án tham gia các khóa đào tạo nâng cao tại các bệnh viện Trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh về các chuyên ngành: ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, nhi khoa, ung bướu, sản phụ khoa và các chuyên ngành phụ trợ; đào tạo – chuyển giao các kỹ thuật.
Trong việc hỗ trợ trực tiếp mua BHYT cho người cận nghèo, năm 2017 đã có 10.822 người của 9 huyện, thành phố được hỗ trợ mua BHYT với số tiền 1.385.990.190 đồng. Công tác thông tin giáo dục truyền thông do Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh thực hiện với các công việc cụ thể như: truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi tọa đàm về thực hiện BHYT tại huyện nhằm giải đáp những vướng mắc, khó khăn của người dân khi tham gia BHYT; truyền thông trực tiếp bằng nhiều hình thức: hái hoa dân chủ, giao lưu văn nghệ lồng ghép tuyên truyền về BHYT; tập huấn tại cộng đồng…
Trong năm 2018, bên cạnh công tác hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý bệnh viện; đào tạo chuyển giao kỹ thuật… tính đến ngày 30/6 dự án đã hỗ trợ mua BHYT cho 5.508 người thuộc hộ cận nghèo của 9 huyện, thành phố trong tỉnh, đạt 100% kế hoạch. Số tiền mà dự án hỗ trợ 748.870.200 đồng.
Còn hơn 1 năm hoạt động nữa Dự án sẽ kết thúc. Mong rằng với các trang thiết bị đã hỗ trợ cho các đơn vị thuộc dự án; những hoạt động chuyển giao kỹ thuật, các khóa đào tạo… sẽ được các đơn vị triển khai áp dụng có hiệu quả. Đối với các hộ cận nghèo, khi không còn sự hỗ trợ của Dự án, thông qua các chương trình tọa đàm, giao lưu, đối thoại về chính sách BHYT, qua các phương tiện thông tin đại chúng, họ sẽ hiểu về ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHYT để tiếp tục tham gia BHYT bởi đó là biện pháp tốt nhất giúp họ yên tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật.
Minh Thủy
(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)