Theo chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), tính đến nay cả nước ghi nhận 67 người bị chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh thành phố - tương đương so với cùng kỳ năm 2017.


Người dân mang chó đến tiêm phòng dại miễn phí. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Thông tin trên được đưa ra trong buổi Lễ míttinh nhân ngày Thế giới phòng, chống bệnh dại, do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác Một sức khỏe đã tổ chức ngày 4/10.

Lễ míttinh với thông điệp kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng trong việc chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức và thực hành phòng, chống bệnh dại để cứu sống con người. 

Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại năm nay với chủ đề "Bệnh Dại: Chia sẻ thông điệp, cứu sống tính mạng.”

Phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, hiện nay, ở Việt Nam bệnh dại còn xuất hiện trên nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Vì vậy, cần nỗ lực và đầu tư nhiều hơn nữa nhằm cải thiện nhận thức cho cộng đồng, thực hiện các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh dại ở người; tăng số điểm tiêm vắcxin và tăng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc y tế, nâng cao tỷ lệ tiêm vắcxin dại cho đàn chó.

Tiến sỹ Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, phòng bệnh bằng vắcxin dại cho người và động vật là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa tử vong do bệnh dại ở người; nhận thức và tham gia của cộng đồng là chìa khóa then chốt cho sự thành công trong công tác phòng chống bệnh dại. Mặt khác, phòng, chống và loại trừ bệnh dại cần theo hướng Một Sức Khỏe, cụ thể là sự hợp tác hiệu quả giữa các ngành Y tế và ngành Thú y. FAO và WHO đều nhận thức rõ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam loại trừ bệnh dại ở tất cả các tuyến.

Trong năm 2017, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021, tiếp theo Chương trình phòng chống và loại trừ bệnh dại quốc gia giai đoạn 2011-2015. 

Cũng vào năm 2017, Chính phủ đã ra Chỉ thị số 31 ngày 6/7/2017 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại. Cả hai đều phản ánh cam kết mạnh mẽ của quốc gia trong công tác phòng chống, kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại.

Bệnh dại đã ghi nhận ở hơn 150 quốc gia, lãnh thổ và khu vực. Bệnh gây tử vong khi các triệu chứng biểu hiện trên cả người và động vật.

Theo các chuyên gia, bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp như tiêm vắcxin dại cho người ngay sau khi bị chó nghi dại cắn, bên cạnh đó cần quản lý tốt đàn chó, và tiêm vắcxin cho chó. 

Năm 2018 đánh dấu Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại lần thứ 12 kể từ khi các quốc gia trên toàn thế giới cùng cam kết tham gia vận động loại trừ căn bệnh này, đồng thời kêu gọi các bên liên quan cùng hợp tác trong cuộc chiến chiến chống bệnh dại tiến tới loại trừ bệnh dại vào năm 2030./.

 

 

                    TheoVietnamplus

Các tin khác


Cảnh báo tình trạng bị ong đốt gây sốc phản vệ

(HBĐT) -Hồi 16h ngày 25/9, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Nỏi, 57 tuổi ở xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) bị ong Khoái đốt 16 nốt. Trong đó, chủ yếu các vết đốt ở vùng tay, chân, một vài nốt ở vùng đầu. Bệnh nhân được chuyển lên từ Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc. Khi nhập viện, ông Nỏi trong tình trạng đau nhức tại vết đốt, nhịp tim nhanh, hơi choáng.

41.000 ca mắc sởi ở Châu Âu, Việt Nam nên làm gì để phòng tránh?

Riêng trong 6 tháng đầu năm tại các nước châu Âu đã ghi nhận hơn 41.000 trường hợp mắc sởi, cao hơn 70% so với cả năm 2017, trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong.

Nhiều ý kiến đóng góp vào Kế hoạch hành động về dinh dưỡng giai đoạn 2018 - 2020

(HBĐT) - Ngày 25/9, BCĐ thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tỉnh tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện Kế hoạch hành động về dinh dưỡng giai đoạn 2018 - 2020. Dự hội thảo có lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố và một số tổ chức quốc tế.

Phát hiện muỗi và bọ gậy gây viêm não Nhật Bản

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiến hành giám sát ổ dịch viêm não Nhật Bản tại xóm Trang, xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi. Qua giám sát cho thấy, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 2 đạt mục tiêu đề ra, mũi 3 đạt 50,7%, chưa đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, một số gia đình trong xóm ở quanh nhà còn nhiều bụi rậm, xây chuồng gia súc gần nhà ở và chưa có vắc xin để tiêm mũi 3 cho các đối tượng nguy cơ.

Nguy cơ cao bùng phát bệnh sốt xuất huyết

(HBĐT) - Qua giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng về dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh cho thấy 28/31 ổ dịch từ năm 2017 có tỷ lệ muỗi, lăng quăng, bọ gậy vượt mức, có nguy cơ đối với bệnh sốt xuất huyết.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, kiểm soát ca bệnh và giám sát theo dõi bệnh nhân sốt rét cho cán bộ y tế xã

(HBĐT)- Được sự tài trợ của Dự án sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin (RAI2E) giai đoạn 2018-2020, ngày 24/9/2018, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Hòa Bình, tổ chức lớp tập huấn sốt rét cho 20 cán bộ trạm y tế của 10 xã thuộc huyện Đà Bắc và Lương Sơn, thuộc diện trọng điểm sốt rét.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục