(Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh) Bác sỹ Bệnh viện Nội tiết tỉnh điều trị cho bệnh nhân bị biến chứng đái tháo đường.
ĐTĐ là bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao, qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm những bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Đã 18 năm nay, bà Lưu Thị Vui, 62 tuổi ở tổ 1, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình sống chung với bệnh ĐTĐ. Sau gần 20 năm bị bệnh, sức khỏe của bà Vui yếu đi nhiều. Bà không còn kinh doanh hàng ăn như trước nữa mà chỉ bán bánh tại nhà, công việc không phải đi lại nhiều. Hai năm trở lại đây, cứ định kỳ 1 lần/tháng, bà phải vào viện tái khám do bàn chân phải bị biến chứng, loét sâu, đi lại rất khó khăn.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nội tiết tỉnh, bình quân mỗi ngày có khoảng 60 - 100 người khám bệnh ĐTĐ, tính đến cuối tháng 9/2018, tổng số bệnh nhân khám sàng lọc ĐTĐ 6.816 lượt người, trong đó, số bệnh nhân điều trị nội trú 387 lượt người, bệnh nhân điều trị ngoại trú 500 lượt người, số bệnh nhân đang quản lý 1.305 người. Nhằm hạn chế những biến chứng cho người mắc bệnh và phòng bệnh ở cộng đồng trong năm 2018, Bệnh viện Nội tiết đã tổ chức khám sàng lọc ĐTĐ tại 4 xã của huyện Lương Sơn; tổ chức 2 lớp đào tạo điều trị và quản lý dự phòng bệnh ĐTĐ cho cán bộ trạm y tế các xã, thị trấn huyện Lương Sơn.
Bác sỹ CKI Ngô Xuân Kỳ, Trưởng khoa ĐTĐ, Bệnh viện Nội tiết tỉnh cho biết: Biến chứng của bệnh ĐTĐ có rất nhiều và chia thành 2 loại, biến chứng cấp tính và mạn tính. Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Biến chứng mạn tính hậu quả làm tăng đường huyết kéo dài. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, từ đó gây tổn thương tới các mạch máu và tế bào thận, mắt, thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất. Biến chứng gây tổn thương ở tim mạch là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Biến chứng của bệnh ĐTĐ thực sự rất nguy hiểm nhưng có thể ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
ở mọi lứa tuổi, khi thấy các triệu chứng bất thường như: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và gầy sụt cân nhanh. Trường hợp thấy vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò, kim châm… nên nghĩ đến bệnh ĐTĐ. Có thể có cùng lúc nhiều triệu chứng nhưng chỉ cần một triệu chứng thì nên đến bệnh viện chuyên khoa Nội tiết để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh ĐTĐ, vì vậy thay đổi hành vi và lối sống là biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả nhất.
Thùy Dung(CTV)