(HBĐT) - Hiện nay là thời điểm thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như tay - chân - miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết… Hơn nữa, học sinh vào năm học mới, nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.


Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Trong tháng 8 không ghi nhận trường hợp truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm nào. Đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: ghi nhận 1 ca nghi sởi, 4 ca tay – chân - miệng, 4 ca sốt xuất huyết, 4 ca viêm gan B, 2 ca viêm não Nhật Bản. Như vậy, đến hết tháng 8, toàn tỉnh ghi nhận 11 ca sởi, 14 ca tay chân miệng, 4 ca sốt xuất huyết, 23 ca viêm gan B, 5 ca viêm não Nhật Bản.

Bác sĩ CKII Trần Thị ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: "Để công tác phòng, chống dịch bệnh được chủ động, Trung tâm xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, yêu cầu mỗi huyện, thành phố thành lập đội cơ động sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất cho các địa phương phòng, chống, dập dịch nhằm đáp ứng mọi tình huống khi xảy ra dịch bệnh. Triển khai giám sát các ổ dịch cũ; giám sát các điểm khám như Khoa Khám bệnh của các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám tư nhân; giám sát tại cộng đồng và hộ gia đình; giám sát qua báo cáo của tuyến dưới… nhằm sớm phát hiện các trường hợp mắc dịch bệnh trong cộng đồng để kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng”.


Cán bộ Trạm y tế xã Định Cư, huyện Lạc Sơn khám sức khỏe cho trẻ dưới 6 tuổi.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện 3 sạch (ăn uống sạch, ở sạch và đồ chơi sạch); tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi; tự giác diệt lăng quăng, bọ gậy; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè - thu tại các hộ và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, báo chí...

Phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch bề mặt đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè - thu trên địa bàn cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác lãnh, chỉ đạo, nắm tình hình và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong trường hợp có dịch xuất hiện trên địa bàn. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm ở người từ cấp tỉnh đến cơ sở; tăng cường tổ chức kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các ban chỉ đạo cấp cơ sở; duy trì chế độ giao ban phù hợp với tình hình dịch từng giai đoạn.

Hồng Dung

(Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Đảm bảo an toàn tiêm chủng - vì sức khỏe giống nòi

(HBĐT) - Năm 1988, Hòa Bình bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), phòng 6 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt và lao cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau 30 năm triển khai chương trình TCMR, mỗi năm có hàng vạn liều vắc xin đã được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai. Hiện nay, với 12 loại vắc xin được triển khai thường xuyên trong chương trình TCMR đã góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu bệnh tật, giúp cho trẻ em khỏe mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Ghi nhận 67 người bị chết vì bệnh dại ở 24 tỉnh thành phố

Theo chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), tính đến nay cả nước ghi nhận 67 người bị chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh thành phố - tương đương so với cùng kỳ năm 2017.

Việt Nam lần đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ

Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh viện này vừa ứng dụng thành công phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ. Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới phương pháp này được ứng dụng thành công.

Ghi nhận hơn 42.700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng

Theo thống kê của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay đã có sáu trẻ em tại khu vực phía Nam tử vong do bệnh tay chân miệng.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nhiễm HIV /AIDS trong khám, chữa bệnh

(HBĐT) -Năm 2016, tỉnh ta triển khai thực hiện khám - chữa bệnh thanh toán qua bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nhiễm HIV /AIDS nhằm giảm chi phí điều trị và chữa bệnh cho người có "H”. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân HIV có hoàn cảnh khó khăn thì việc bao phủ BHYT là việc không hề đơn giản, đặt ra thách thức cho công tác điều trị cũng như dự phòng lây nhiễm HIV /AIDS.

Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu

(HBĐT) - Được triển khai và thực hiện trong 6 năm (từ 2013 – 2019), dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng (viết tắt là Norred) với mục tiêu: Hỗ trợ thực hiện các chiến lược y tế quốc gia nhằm cải thiện tiếp cận của người dân tại 13 tỉnh thuộc dự án gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang và Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Trung ương Thái Nguyên tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, phù hợp với các chiến lược và chính sách của quốc gia về phát triển hệ thống y tế,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục