(HBĐT) - Để tạo điều kiện thuận lợi trong khám - chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), đối với trường hợp người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám - chữa bệnh nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng quy định tại khoản 2, điều 11, Nghị định số 105/2014/ NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Đồng thời đảm bảo nghĩa vụ của người tham gia BHYT là đóng BHYT đầy đủ, đúng thời hạn.


Việc cấp lại thẻ BHYT cho người bệnh đang điều trị nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng:

Đối với những đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng điều kiện KT-XH khó khăn; người đang sinh sống tại vùng điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc chuyển cho cơ quan BHXH, BHXH tỉnh tổng hợp danh sách, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.

Riêng đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình: Cơ quan BHXH phối hợp với cơ sở khám - chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân người bệnh đến địa phương nơi phát hành thẻ BHYT (đại lý thu đã tham gia BHYT trước đó hoặc cơ sở khám - chữa bệnh có ký hợp đồng làm đại lý thu hoặc cơ quan BHXH) để làm thủ tục tiếp tục tham gia BHYT theo quy định.


Bệnh nhân điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Cơ quan BHXH sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh BHYT đang điều trị nhưng thẻ hết hạn sử dụng được in và trả thẻ BHYT ngay trong ngày.

Việc cấp giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả hoặc biên lai thu tiền đóng BHYT thay thế thẻ BHYT khi đi khám - chữa bệnh:

Trường hợp không kịp cấp thẻ BHYT ngay trong ngày, cơ quan BHXH cấp cho người bệnh hoặc thân nhân người bệnh giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả hoặc biên lai thu tiền đóng BHYT trong đó có ghi rõ mã thẻ BHYT cũ để sử dụng thay thế thẻ BHYT khi đi khám - chữa bệnh theo đúng quy định.

Trường hợp chưa làm thủ tục để được hưởng quyền lợi trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT ngay tại cơ sở y tế thì sau khi nhận được thẻ BHYT mới người bệnh mang toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn thanh toán trực tiếp từ cơ quan BHXH. Trong đó hồ sơ gồm: Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT lập theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành; giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do tổ chức Bảo hiểm xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân; bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan).

Về thanh toán chi phí khám - chữa bệnh BHYT khi người bệnh đang điều trị nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng:

Đối với các đối tượng tham gia BHYT đang điều trị nội trú tại cơ sở khám - chữa bệnh nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì vẫn được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng theo chế độ quy định cho đến khi ra viện hoặc hết đợt điều trị ngoại trú.

Về giá trị sử dụng của thẻ BHYT đối với trẻ em: Theo quy định hiện hành, trường hợp trẻ em đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.


Hồng Dung

(Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Ghi nhận 67 người bị chết vì bệnh dại ở 24 tỉnh thành phố

Theo chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), tính đến nay cả nước ghi nhận 67 người bị chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh thành phố - tương đương so với cùng kỳ năm 2017.

Việt Nam lần đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ

Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh viện này vừa ứng dụng thành công phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ. Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới phương pháp này được ứng dụng thành công.

Ghi nhận hơn 42.700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng

Theo thống kê của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay đã có sáu trẻ em tại khu vực phía Nam tử vong do bệnh tay chân miệng.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nhiễm HIV /AIDS trong khám, chữa bệnh

(HBĐT) -Năm 2016, tỉnh ta triển khai thực hiện khám - chữa bệnh thanh toán qua bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nhiễm HIV /AIDS nhằm giảm chi phí điều trị và chữa bệnh cho người có "H”. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân HIV có hoàn cảnh khó khăn thì việc bao phủ BHYT là việc không hề đơn giản, đặt ra thách thức cho công tác điều trị cũng như dự phòng lây nhiễm HIV /AIDS.

Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu

(HBĐT) - Được triển khai và thực hiện trong 6 năm (từ 2013 – 2019), dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng (viết tắt là Norred) với mục tiêu: Hỗ trợ thực hiện các chiến lược y tế quốc gia nhằm cải thiện tiếp cận của người dân tại 13 tỉnh thuộc dự án gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang và Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Trung ương Thái Nguyên tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, phù hợp với các chiến lược và chính sách của quốc gia về phát triển hệ thống y tế,

Cảnh báo tình trạng bị ong đốt gây sốc phản vệ

(HBĐT) -Hồi 16h ngày 25/9, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Nỏi, 57 tuổi ở xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) bị ong Khoái đốt 16 nốt. Trong đó, chủ yếu các vết đốt ở vùng tay, chân, một vài nốt ở vùng đầu. Bệnh nhân được chuyển lên từ Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc. Khi nhập viện, ông Nỏi trong tình trạng đau nhức tại vết đốt, nhịp tim nhanh, hơi choáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục