(HBĐT) - Chất lượng dân số của xã vùng cao Yên Thượng (Cao Phong) đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như: Tỷ lệ phụ nữ mang thai thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh là 0%; bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh khó khăn trong công tác điều trị và truyền máu; tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng tăng.

Cán bộ dân số xã Yên Thượng (Cao Phong) tuyên truyền về tầm quan trọng của việc khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho người dân. 

Thời gian qua, mặc dù chính quyền xã Yên Thượng đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dân số như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông tới người dân nhằm thay đổi nhận thức và hành vi trong việc thực hiện chính sách dân số. Cán bộ dân số xã phối hợp chặt chẽ với 13 cộng tác viên dân số để tuyên truyền 1 lần/tháng tại cuộc họp xóm. Xã thành lập được 4 CLB tiền hôn nhân do bí thư đoàn thanh niên các xóm làm trưởng CLB nhằm tư vấn kiến thức về hôn nhân, các biện pháp tránh thai an toàn. Tuy nhiên, chất lượng dân số của xã Yên Thượng vẫn còn nhiều khó khăn.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn xã có xu hướng tăng. Năm 2016, 2017 xã có 1 trường hợp sinh con thứ 3, 9 tháng năm 2018 đã có 4 trường hợp sinh con thứ 3. Lý giải về điều này, đồng chí Bùi Văn Tình, cán bộ dân số xã chia sẻ: "Các trường hợp sinh con thứ 3 chủ yếu thuộc hộ nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp. Trong 9 tháng, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của Yên Thượng chỉ đạt 75,6%”. Sinh con thứ 3 chủ yếu ở hộ nghèo, gia đình không có điều kiện chăm sóc, giáo dục, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

Cái nghèo, khó cứ đeo bám gia đình chị Bùi Thị Bương (xóm Pheo B). 34 năm sống chung với bệnh tan máu bẩm sinh, đôi mắt hốc hác, da mặt tái xanh vì những lần đi thải sắt. Nhà chị Bương là một trong những hộ nghèo nhất xã Yên Thượng. Để có tiền đi thải sắt tại bệnh viện chị phải nhờ vào sự hỗ trợ của họ hàng; của Chi cục Dân số/KHHGĐ bằng việc đưa chị đi dự các hội thảo về bệnh tan máu bẩm sinh để được các tổ chức giúp đỡ kinh phí đi thải sắt tại Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương.

Hiện nay, điều đáng lo ngại ảnh hưởng đến chất lượng dân số tại xã Yên Thượng là tỷ lệ sàng lọc trước và sơ sinh của phụ nữ mang thai là 0%. Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và trong vòng 1 tháng đầu sau sinh để phát hiện sớm các thai nhi và trẻ sơ sinh có nguy cơ bệnh lý như suy giáp bẩm sinh, dị tật ống thần kinh, hội chứng down. Tuy nhiên, tại Yên Thượng do điều kiện kinh tế khó khăn và chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề nên phụ nữ mang thai không thực hiện khám sàng lọc trước và sơ sinh tại các cơ sở y tế. Phụ nữ mang thai chỉ đến khám thai định kỳ tại trạm y tế xã đạt 81% và tiêm uốn ván đạt 100%.

Theo ông Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thượng, vấn đề nâng cao chất lượng dân số là bài toán khó tại xã vùng cao Yên Thượng, nơi điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn. Chính vì vậy, ngoài sự vào cuộc của ngành Dân số/KHHGĐ, xã cần được các cấp, ngành quan tâm hơn nữa để phối hợp triển khai có hiệu quả các chương trình dân số; duy trì tốt các hình thức tuyên truyền; các câu lạc bộ tiền hôn nhân; tăng cường công tác tiếp thị xã hội hóa các phương tiện tránh thai; cần có sự hỗ trợ các dự án khám sàng lọc trước và sơ sinh, qua đó từng bước nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn xã.


                                                                                                   Thu Thủy


Các tin khác


Gian nan hành trình tìm con trong nước mắt của những cặp vợ chồng hiếm muộn

(HBĐT) - Làm cha mẹ đó là mong muốn của bất cứ ai khi trưởng thành, xây dựng gia đình. Con cái không chỉ là niềm vui, là hi vọng, là động lực của mỗi gia đình mà còn là sợi dây vô hình gắn kết cho sự tồn tại và hạnh phúc của mối quan hệ vợ chồng.

Xã Cao Dương từng bước gỡ khó công tác dân số

(HBĐT) - Hiện nay, công tác dân số tại xã Cao Dương (Lương Sơn) đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tình trạng sinh con thứ 3 khó kiểm soát; tảo hôn vẫn diễn ra; chất lượng dân số chưa cao. Trong khi đó, nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số còn hạn chế khiến công tác này gặp không ít khó khăn. Trước thực trạng trên, để từng bước nâng cao hiệu quả công tác dân số, xã Cao Dương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từng bước nâng cao chất lượng dân số.

Nợ các loại hình bảo hiểm hơn 114 tỷ đồng

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 9/2018, số nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh hơn 114 tỷ đồng, chiếm 6,4% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao. So với tháng 8/2018 giảm 67 tỷ đồng và tăng hơn 20 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017.

Tổ chức tập huấn, truyền thông, tư vấn công tác DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS

(HBĐT) - Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ngày 12.10.2018 LĐLĐ tỉnh Hòa Bình phối hợp với Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh tổ chức tập huấn truyền thông, tư vấn những kiến thức cơ bản về công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình – Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho gần 50 CNLĐ đại diện cho các công đoàn khu công nghiệp Lương Sơn thuộc Công đoàn các khu công nghiệp Hòa Bình. 

Toàn tỉnh xảy ra 93 ca ngộ độc thực phẩm đơn lẻ

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục được tỉnh quan tâm. Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn những thực phẩm kém chất lượng, hết hạn sử dụng lưu thông trên thị trường. Công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến nhân dân được các cấp, các ngành đẩy mạnh.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè - thu

(HBĐT) - Hiện nay là thời điểm thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như tay - chân - miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết… Hơn nữa, học sinh vào năm học mới, nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục