Theo BS Nguyễn Thị Hoa, Khoa D2 chuyên về da liễu bà mẹ - trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương thì sau một tuần nằm viện (16-10), bệnh nhi Chung Ngọc Thuyên (5 tuổi ở xóm Pác Táng, xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) được chẩn đoán bị bệnh vẩy nến thể mụ đã đáp ứng tốt với thuốc điều trị ngoài da.


BS Hoa khám lại cho bệnh nhi sau một tuần điều trị.

BS Hoa cho hay, do không điều trị đúng phác đồ, gia đình không có điều kiện chữa bệnh kiên trì nên dù tình trạng bệnh của bệnh nhi được phát hiện sớm, bệnh nhi cũng xuất hiện bệnh cảnh nặng nề khi được thăm khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương ngày 16-10 vừa qua.

"Khi vào viện, bé sốt cao 39-40 độ, trên da nhiều mụn mủ, chảy dịch toàn thân kèm theo nhiễm trùng. Bệnh vẩy nến thể mủ là bệnh lý phức tạp lại mắc ở lứa tuổi nhỏ. Vì thế, với bệnh nhi này, chúng tôi cân nhắc phương án điều trị toàn thân để bệnh giảm đi. Tuy nhiên sau hội chẩn, khoa đưa ra đề xuất là bệnh nhi này chưa điều trị thuốc uống ức chế miễn dịch, do đó có thể dùng phác đồ điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi. Trong trường hợp không đáp ứng thuốc bôi thì phải dùng thuốc ức chế toàn thân. Một tuần qua, chúng tôi bôi, chăm sóc chống nhiễm trùng, nâng cao thể trạng cho bé. Rất may là cơ thể bé đáp ứng thuốc tốt”, BS Hoa cho hay.

 

Khoảng một tuần nữa, bệnh nhi sẽ được xuất viện và hẹn tái khám tháng/lần. Tuy nhiên, BS Hoa cảnh báo, bệnh nhi đang ở mức độ bệnh trung bình và kiểm soát được bằng thuốc bôi rất tốt. Nhưng tương lai, nếu bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị hiện tại thì phải dùng thuốc điều trị toàn thân với chi phí khá lớn so với kinh tế gia đình bé. Chi phí thuốc bôi điều trị ngoài da cho bệnh nhi Chung Ngọc Thuyên khoảng 3 triệu đồng/tháng và nếu phải sử dụng tới thuốc điều trị toàn thân thì gia đình bé sẽ phải gánh chi phí với gấp đôi số tiền đó.

BS Hoa nói thêm, đây cũng là một trường hợp đáng tiếc do gia đình tự ý sử dụng thuốc nam nhặt ở trên rừng về điều trị bệnh vẩy nến cho bé. Theo mợ của bé Chung Ngọc Thuyên, gia đình rất hoàn cảnh, mẹ chồng già mù, chồng bị thiểu năng trí tuệ, một mình mẹ bé Thuyên phải cáng đáng cả 5-6 người trong nhà. Vì thế, khi mới 2 tháng tuổi, Thuyên có biểu hiện bệnh, gia đình cũng chỉ nghe mọi người mách lên rừng nhặt các loại lá về tắm cho bé. Tuy nhiên, càng tắm da lại càng bong tróc, mọc mủ. Năm một tuổi, bé Thuyên được chẩn đoán mắc bệnh vẩy nến tại Bệnh viện đa khoa TP Cao Bằng, nhưng cũng chỉ chịu đựng được chi phí cho hơn 10 ngày điều trị, sau đó lại tái phát.

 

                                                                                         Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục