(HBĐT) - Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho CNVC-LĐ được LĐLĐ tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, trong thời gian qua, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nâng cao hiểu biết, năng lực tự CSSK cho chị em.

Hiện nay, CNVC-LĐ ở các đơn vị có tổ chức công đoàn thuộc LĐLĐ tỉnh quản lý có trên 65.300 người. Số đoàn viên 61.337 người, trong đó, đoàn viên nữ gần 40.700 người. Để CSSK cho nữ CNVCLĐ, đặc biệt là các chị em làm việc trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đông nhất ở các ngành: may mặc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì... những ngành dễ ảnh hưởng đến SKSS của lao động nữ, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng và các chuyên gia tổ chức các buổi tọa đàm, truyền thông nhằm trao đổi, thảo luận, phổ biến nhiều kinh nghiệm tốt, cách làm hay trong thực hiện các chế độ, chính sách nâng cao hiệu quả CSSKSS cho nữ công nhân lao động (CNLĐ). Bên cạnh đó, theo thống kê sơ bộ, đa số chị em làm việc trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong độ tuổi sinh sản, nhiều người chưa lập gia đình nhưng thời gian làm việc nhiều, ít có thời gian tiếp cận với các gói dịch vụ CSSKSS, do đó, LĐLĐ tỉnh đã chắt lọc những kiến thức cơ bản nhất để tuyên truyền rộng rãi trong công nhân, lao động hiện đang làm việc ở các phân xưởng, xí nghiệp sản xuất; giúp người lao động hiểu rõ hơn về SKSS, sự cần thiết phải tiếp cận SKSS, những lứa tuổi cần được CSSKSS và những nội dung CSSKSS. Trong đó, tập trung ưu tiên vào các nội dung CSSKSS, bao gồm, làm mẹ an toàn, thực hiện tốt KHHGĐ, giảm nạo hút thai, phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng, chống ung thư vú và cơ quan sinh dục, phòng, chống vô sinh, giáo dục về tình dục, sức khỏe người cao tuổi và bình đẳng giới. Hoạt động này nhằm giúp nữ CNLĐ có điều kiện tìm hiểu, nâng cao kiến thức về SKSS; xác định phương hướng để điều chỉnh hành vi, thói quen sinh hoạt bảo vệ SKSS cho bản thân và gia đình.

Ngoài việc phổ biến kiến thức về CSSKSS, LĐLĐ tỉnh hướng dẫn Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Nữ công xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban giám đốc công ty thực hiện các chế độ, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả CSSKSS cho người lao động. Bà Bùi Thị Yến, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn các KCN tỉnh Hòa Bình cho biết: Công đoàn các KCN tỉnh có trên 14.000 CNLĐ, trong đó đoàn viên nữ chiếm khoảng 82%. Đa số đoàn viên nữ trong độ tuổi sinh sản, nhiều người chưa lập gia đình nhưng thời gian làm việc nhiều, ít có thời gian chăm sóc bản thân, còn thiếu những kiến thức, kỹ năng sống và kiến thức an toàn về tình dục. Điều này nhiều khi gây nên những hậu quả hết sức nặng nề mà họ phải gánh chịu. Do đó, để nâng cao kiến thức CSSKSS cho CNLĐ nói chung, đặc biệt là lao động nữ nói riêng, Công đoàn KCN tỉnh đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở tham mưu cho chủ sử dụng lao, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều buổi truyền thông về CSSKSS để nữ CNLĐ có cơ hội hiểu hơn về chính sách DS-KHHGĐ, các biện pháp phòng tránh thai, kiến thức về phòng bệnh lây qua đường tình dục... Ngoài ra, một số công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn khu đã xây dựng được phòng y tế, trong đó có các góc tư vấn sức khỏe, góc thông tin, gồm những đầu sách, tài liệu, tranh ảnh về giới, quyền, SKSS, tình dục, tâm lý, tình yêu, luật, chính sách để chị em tìm hiểu và tham khảo.

Cùng với việc cung cấp thông tin, kiến thức, thông qua truyền thông, hoạt động CSSKSS/KHHGĐ cho CNLĐ được các đơn vị chú trọng thông qua việc xây dựng phòng y tế, phòng vắt sữa và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNLĐ. Đây là việc làm thiết thực chăm lo đời sống CNLĐ.

Có thể nói, CSSKS/KHHGĐ là một việc làm thiết thực đáp ứng quyền lợi của công nhân và người lao động tại địa phương. Hiện nay với sự phối hợp của các đơn vị liên quan, hoạt động này đã được thực hiện song song hai nội dung, đó là truyền thông đi đôi với cung cấp dịch vụ. Trong thời gian tới, việc CSSKS/KHHGĐ cho CNLĐ sẽ được LĐLĐ tỉnh phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục mở rộng địa bàn triển khai cũng như nâng cao chất lượng các hoạt động nói trên, góp phần tạo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ CSSKS/KHHGĐ cho tất cả các đối tượng.

Minh Dũng


Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục