(HBĐT) - Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang uy hiếp các địa phương của tỉnh ta. Các giải pháp khống chế, bao vây, ngăn chặn dịch lan rộng tiếp tục được tập trung cao độ. Trong lúc này, người dân khó tránh khỏi tâm lý hoang mang trước tình hình dịch bệnh, thậm chí tẩy chay thịt lợn. Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhằm chia sẻ thêm về vấn đề này.


PV: Xin đồng chí cho biết, tỉnh ta đang cấp bách triển khai những giải pháp nào để giảm thiểu lây nhiễm DTLCP?

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Như đã biết, ngày 5/3, DTLCP đã xuất hiện tại xã Hợp Thanh (Lương Sơn). Đến ngày 6/3, UBND huyện Lương Sơn công bố DTLCP. Với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ thực hiện các giải pháp từ cấp tỉnh đến huyện, xã, công tác chống dịch được tiến hành đảm bảo nhanh chóng, đúng quy định. Có một thực tế là bệnh lây lan qua rất nhiều con đường khác nhau, đòi hỏi các cơ quan chức năng và người chăn nuôi phải cảnh giác cao độ trong công tác phòng, chống.

Trong công tác chỉ đạo, điều hành, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP xâm nhiễm vào địa bàn; Công điện khẩn số 01/CĐ - UBND về việc tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn để phòng, chống bệnh DTLCP. Sở NN & PTNT có Công văn số 218/SN - CNTY về việc triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP, Công văn số 267/SNN-CNTY về việc kiểm tra công tác phòng, chống bệnh DTLCP. Gần đây nhất, Sở NN&PTNT có Báo cáo số 122/BC-SNN về tình hình bệnh DTLCP tại xóm Cáp, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) và các biện pháp phòng, chống. Đây là những văn bản quan trọng, cụ thể hóa Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách không chế bệnh DTLCP; Công điện khẩn số 1237/CĐ-BNN-TY của Bộ NN & PTNT về việc tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn để phòng,chống dịch bệnh DTLCP; Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với DTLCP.


Cán bộ Trạm Chăn nuôi và thú y thành phố Hòa Bình phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi của hộ dân xã Yên Mông phòng dịch tả lợn châu Phi.

Rất khó kiểm soát nguy cơ dịch lan rộng, bởi không chỉ ổ dịch xã Hợp Thanh (Lương Sơn) mà nhiều địa bàn tỉnh ta còn bị uy hiếp bởi dịch xuất hiện trước đó tại các tỉnh, thành phố giáp ranh như Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội. Để phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất mức độ lây lan, đồng thời, sớm xử lý dứt điểm và công bố chấm dứt dịch, các sở, ngành,huyện, thành phố đang tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc nội dung Quyết định số 2803/QĐ-UBND; Công điện khẩn số 01/CĐ -UBND của UBND tỉnh. Đặc biệt, chú trọng duy trì thường xuyên hoạt động phối hợp liên ngành tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời và công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ các sản phẩm gia súc, gia cầm. Tỉnh cũng xác định 3 địa bàn trọng điểm dễ lây nhiễm DTLCP là Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi cần phải được tăng cường lực lượng, đảm bảo hoạt động các chốt 24/24h. Các huyện, thành phố khác trong tỉnh cũng ở trong vùng nguy cơ cao. Các địa phương khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo phòng,chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về tác hại DTLCP, con đường lây nhiễm để người chăn nuôi và người dân biết, chủ động phòng tránh.

PV: Hiện nay, nhiều người dân trong tỉnh có tâm lý hoang mang trước tình hình DTLCP lan rộng ra 9 tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh ta. Xin đồng chí chia sẻ một số thông tin để người chăn nuôi, người dân nhận biết?

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Nguồn lây lan DTLCP có rất nhiều, chủ yếu như lây nhiễm qua thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn (thịt lợn tươi, thịt lợn đông lạnh, thịt chua, nem chua, giò chả, thịt hun khói, xúc xích, giăm bông); lây lan qua xe thu mua phân, xe lợn loại, xe mua lợn chết, xe cám, xe chở lợn con, xe thuốc, xe chủ trại, xe chở vật dụng; nguồn nước, trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi như máng ăn lợn, vòi phối, đan nhựa, mô tơ, máy bơm, dây curoa; qua các vật chủ trung gian như ve hút máu, ruồi, muỗi, các loại bọ, chim, chuột chó, mèo, trâu, bò, dê, cừu; các trại, khu nuôi lợn xung quanh cũng có nguy cơ lây lan rất cao nếu dùng chung nguồn nước, tiếp xúc trực tiếp, qua chó, mèo, ruồi, chuột, gió. DTLCP còn lây lan qua nái hậu bị mang mầm bệnh không phát hiện ra hoặc trên đường đi vận chuyển tiếp xúc với dịch.

Bệnh DTLCP là bệnh động vật không lây sang người nhưng là bệnh mới, tỷ lệ nhiễm bệnh chết lên tới 100%, chưa có vắc xin phòng bệnh, thuốc và phác đồ điều trị. Do đó, cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng để người dân nhận biết, chủ động hợp tác trong phòng, chống. Người nuôi lợn khai báo bất kỳ trường hợp nào mắc, nghi mắc DTLCP cho cơ quan thú y. Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, vệ sinh khu chăn nuôi và các chợ thường xuyên. Không cho khách tới thăm khu nuôi, tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với đàn lợn. Không cho lợn ăn thức ăn thừa không đảm bảo hay đồ ăn có chứa thịt. Không tặng hoặc bán lợn chết cho người khác, không dùng lợn bệnh làm thức ăn cho động vật. Không vận chuyển lợn hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ lợn nhà hoặc lợn rừng ra, vào vùng có dịch.

DTLCP không lây, gây bệnh trên người nên người tiêu dùng vì vậy không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm. Tuy nhiên, để đảm bảo, người dân nên thực hiện việc ăn chín, uống sôi và mua thịt ở những cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi mua sản phẩm từ lợn, cần lưu ý có nguồn, gốc xuất xứ rõ ràng, tránh ăn các sản phẩm như nem sống, nem chua, gỏi, tiết canh...

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!


Bùi Minh(thực hiện)


Các tin khác


Kiểm tra , đôn đốc việc triển khai công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 2 huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn

(HBĐT) - Với tinh thần khẩn trương thực hiện theo Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 26/2/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), từ ngày 5/3, Sở NN & PTNT đã thành lập và cử 2 đoàn công tác đi kiểm tra tình hình và công tác phòng, chống bệnh DTLCP ở 11/11 huyện, thành phố.

Cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Ngày 4/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Dự hội nghị tại điểm cầu trực tuyến tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Ngộ độc do ăn nhầm bột thông bồn cầu, 44 học sinh tiểu học nhập viện

Trong giờ ra chơi, một học sinh lớp 5A lấy bột thông bồn cầu ra ăn, chia cho các bạn cùng lớp và các em khóa dưới khiến 44 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu.

Quản lý cai nghiện cho 441 lượt người

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, từ đầu năm đến nay, các cơ sở cai nghiện đã quản lý cai nghiện cho 441 lượt người nghiện, trong đó 376 người cai nghiện bắt buộc, 65 người cai nghiện tự nguyện.

Hợp tác thử nghiệm lâm sàng thủy tinh thể do Việt Nam sản xuất

Sáng 28-2, Bệnh viện Mắt T.Ư, Công ty TNHH Tư vấn nghiên cứu VIETSTAR ký kết hợp tác thực hiện thử nghiệm lâm sàng thủy tinh thể nhân tạo được sản xuất trong nước. Thủy tinh thể là sản phẩm công nghệ cao của Công ty Cổ phần Nhà máy thiết bị và Vật liệu sinh học (MEDEP).

Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho hội nghị căn dặn 3 điều: Thật thà, đoàn kết; thương yêu người bệnh; y học cần dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng. Trong đó, Bác dặn cán bộ y tế: "Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ chung cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu". Từ ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, từ năm 1985, ngày 27/2 được chọn là Ngày thầy thuốc Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục