(HBĐT) - Theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Ước tính, cứ 10 người chết thì có 7 người chết do các BKLN, chủ yếu là tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Vậy, tầm soát bệnh như thế nào để tránh được gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội?


 

Cán bộ Trạm y tế xã Đồng Bảng (Mai Châu) kiểm tra huyết áp định kỳ cho ông Lưu Xuân Lịch, xóm Tiểu Khu, xã Đồng Bảng.

Mấy năm nay, ông Lưu Xuân Lịch, xóm Tiểu Khu, xã Đồng Bảng (Mai Châu) đều định kỳ hàng tháng đến Trạm y tế xã kiểm tra và lấy thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp về điều trị ngoại trú. Chia sẻ với chúng tôi, ông cho biết: Trước đây, khi Trạm y tế xã chưa triển khai việc khám và cấp thuốc định kỳ, mỗi tháng, tôi phải đi 10 km lên Bệnh viện Đa khoa huyện khám và lấy thuốc. Mỗi lần như vậy thường mất cả buổi và đi lại tốn kém, vì thế, việc lấy thuốc không được đều đặn. Tuy nhiên, từ khi Trạm y tế xã thực hiện việc khám, cấp thuốc điều trị tăng huyết áp, tôi thấy rất thuận lợi cho người bệnh. Khi mệt mỏi, tôi có thể ra ngay Trạm thăm khám. Nhờ được khám, cấp thuốc định kỳ đều đặn, sức khỏe của tôi giờ khá hơn nhiều, có điều kiện để chăm lo cho gia đình.

Chị Lò Thị Thanh, Trưởng trạm Y tế xã Đồng Bảng cho biết: Từ năm 2017, Trạm thực hiện chức năng quản lý, điều trị và cấp thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp và tâm thần. Hiện, Trạm đang quản lý 90 người mắc huyết áp và 5 người mắc bệnh tâm thần. Ngoài ra, bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS chỉ quản lý không điều trị. Từ ngày Trạm triển khai điều trị cấp phát thuốc thì người bệnh rất ủng hộ bởi họ không phải mất công đi xa. Cũng từ đó bệnh của người bệnh ổn định hơn.

Theo đánh giá của ngành Y tế, tỷ lệ người mắc BKLN chủ yếu là tăng huyết áp, đái tháo đường chiếm khoảng 10% dân số. Tuy nhiên, việc quản lý, chuẩn đoán mới chiếm khoảng 30% bệnh nhân và tuyến cơ sở cũng quản lý phần nhỏ. Tuyến y tế cơ sở, nhất là ở hầu hết các trạm y tế xã, phường chưa cung cấp đầy đủ, toàn diện các dịch vụ như: phát hiện sớm, chuẩn đoán, điều trị, quản lý duy trì, tư vấn, truyền thông cho các BKLN, chỉ quản lý số lượng người bệnh, không kê đơn điều trị hoặc chỉ điều trị duy trì, không kê đơn lần đầu. Chất lượng dịch vụ còn hạn chế do thiếu nhân lực, thiếu thuốc thiết yếu, nhất là thuốc điều trị đái tháo đường có nơi không có, thuốc điều trị huyết áp chỉ có từ 1 - 2 loại thuốc...

Ông Vũ Thành, Trưởng Khoa Phòng chống BKLN, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế) cho biết: Quản lý, điều trị, phát hiện BKLN tuyến cơ sở là quan trọng nhất. Nơi đây không chỉ giúp người mắc các BKLN được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, giảm được chi phí trong quá trình điều trị bệnh, mà còn giúp hệ thống này nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đồng thời tạo thêm niềm tin và uy tín đối với người dân trên địa bàn.

Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Y tế về công tác phòng, chống các BKLN, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng, chống các BKLN trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, tập trung nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, nhận thức của người dân về phòng, chống các BKLN. Tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp liên ngành nhằm góp phần giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các BKLN. Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh và tử vong sớm do bệnh. Nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh. Tăng cường dinh dưỡng hợp lý như: can thiệp giảm tiêu thụ muối trong khẩu phần, phòng- chống tác hại thuốc lá, kiểm soát ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm… Tiến tới sẽ tầm soát được bệnh tại các tuyến cơ sở.

 

Việt Lâm

Các tin khác


Thời tiết thay đổi trẻ nhập viện nhiều

(HBĐT) -Sau một thời gian nắng nóng như mùa hè, những ngày gần đây, nhiệt độ bỗng hạ thấp đột ngột, trời trở lạnh có nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhất là đối với trẻ nhỏ. 

Huyện Lương Sơn triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019

(HBĐT) - Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm (ATTP) huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị triển khai "Tháng hành động vì ATTP” năm 2019 với chủ đề "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng". Thời gian trọng điểm từ ngày 15/4 - 15/5. 

Kiểm tra công tác triển khai phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Kỳ Sơn, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình

(HBĐT) -Trong 2 ngày (25 - 26/3), tổ công tác số 4- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tỉnh đã kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai phòng, chống DTLCP tại huyện Kỳ Sơn, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình.

Cơ hội điều trị liên tục cho người nhiễm HIV/AIDS

(HBĐT) - Từ tháng 3/2019, trên toàn quốc có 188 cơ sở điều trị HIV cấp phát thuốc ARV thông qua BHYT. Cục Phòng chống HIV/AIDS chọn triển khai 5 cơ sở ở tỉnh Hòa Bình điều trị cho 906 người, chiếm 90% người nhiễm HIV trong toàn tỉnh. Đây cũng được xem là điều kiện hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS.

Trạm y tế xã Tử Nê coi trọng chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Thực hiện phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trong nhiều năm qua, Trạm y tế xã Tử Nê (Tân Lạc) chú trọng làm tốt công tác phòng dịch, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn xã. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao, tạo niềm tin của người dân trên địa bàn khi đến khám, điều trị tại trạm.

Trạm y tế xã Bình Sơn: Gương mẫu, tiên phong trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường

(HBĐT) - Khuôn viên trạm y tế xanh – sạch – đẹp, lò đốt rác và bể chứa nước thải xây dựng đúng quy cách, rác thải y tế được phân loại xử lý…Điều đó đã tạo nên những ấn tượng rất đặc biệt khi chúng tôi đến thăm Trung tâm y tế xã Bình Sơn (huyện Kim Bôi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục