Hơn 10 năm, Việt Nam đã thực hiện được trên 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công. Đây là thông tin được công bố tại Hội nghị khoa học về Tế bào gốc toàn quốc lần thứ V đang diễn ra tại Hà Nội sáng 23-4 với sự tham gia của khoảng 300 đại biểu.


Đã có 750 ca ghép tế bào gốc điều trị máu thành công

TS Bạch Quốc Khánh phát biểu tại hội nghị.

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong y học đã được coi là một bước đi đột phá, tạo ra cơ hội phát triển mới cho nền y học. Trong quá trình phát triển đó, công nghệ tiến bộ này đã được ứng dụng rộng rãi, có thể chữa trị được một số bệnh mà trước đây chưa làm được như: ghép tế bào gốc chữa các bệnh máu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư và các bệnh lý khác như: cơ xương khớp, thần kinh, hô hấp, tim mạch…

TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Trưởng ban tổ chức Hội nghị chia sẻ, Hội nghị khoa học Tế bào gốc toàn quốc lần thứ V năm 2019 sẽ tiếp thêm cơ hội để tất cả chúng ta cùng nhìn lại kết quả đạt được, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm quý báu, trao đổi các tiến bộ mới nhất, cũng như nhìn nhận rõ ràng hơn các thách thức trong nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc hiện nay.

Tại Hội nghị lần này, trong số các nghiên cứu khoa học, các báo cáo có giá trị thực tiễn cao của các nhà khoa học trong nước, còn có sự tham dự và chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia nước ngoài đến từ Trung tâm ghép Tế bào gốc – Đại học John Hopkins (Mỹ) – một trong những trung tâm hàng đầu về tế bào gốc trên thế giới, tìm ra nhiều phác đồ mới ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, hội nghị còn có các báo cáo ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thuộc các chuyên ngành khác nhau như: tim mạch, thần kinh, hô hấp... Hội nghị cũng cập nhật nhiều tiến bộ mới về kỹ thuật ghép như: kỹ thuật ghép nửa thuận hợp; kỹ thuật ghép từ nguồn tế bào gốc dây rốn cộng đồng và ghép nửa hòa hợp – một kỹ thuật được Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương áp dụng và đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô cũng như các sản phẩm từ tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc, được đánh giá cao. Hoạt động tế bào gốc tại nước ta đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, ngày càng hoàn thiện, đa dạng về kỹ thuật, phương pháp ghép cũng như nguồn tế bào gốc.

Kết quả bệnh nhân được ghép đã không ngừng được nâng cao về chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, việc thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.

Với sự phát triển đó, toàn quốc đã có chín trung tâm thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu, số lượng các ca bệnh được tiến hành ghép tại các trung tâm không ngừng được tăng lên.

Đến nay, cả nước ta đã thực hiện được trên 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công. Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ghép Tế bào gốc được triển khai từ năm 2006, đến nay đã tiến hành được trên 356 ca (trong đó ghép tự thân 200 ca, ghép đồng loài 156 ca, trong ghép đồng loài có 26 ca ghép từ nguồn máu dây rốn cộng đồng) nhiều bệnh nhân đã ghép thành công và trở lại cuộc sống bình thường nhờ công nghệ này.

                                                                                   Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Quyết tâm hoàn thành Tổng điều tra dân số, nhà ở vào ngày 22/4

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Tính đến hết ngày 16/4, toàn tỉnh đã hoàn thành phỏng vấn 192.909/22.1853 hộ, đạt 86,95%. Địa bàn đạt cao nhất là huyện Lạc Thủy đạt 98,54% (16.990/17.241 hộ), thấp nhất là huyện Tân Lạc đạt 75,63% (16.535/21.862 hộ).

Thêm một vụ bé trai bảy tuổi tử vong vì bị chó lai cắn

Sau sự việc thương tâm một bé trai tại Bắc Ninh bị bảy con chó nhà tấn công gây tử vong, ngày hôm qua, tại Thái Nguyên, một bé trai bảy tuổi cũng đã không qua khỏi vì bị một con chó lai cắn.

Huyện Kim Bôi phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019

(HBĐT)-Sáng 19/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì ATTP năm 2019.

Triển khai Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động lần thứ 3 năm 2019

(HBĐT) - Ngày 19/4, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2018; triển khai mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, kế hoạch tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019.

Chủ động phòng, chống bệnh mùa hè

(HBĐT) - Thời gian gần đây, thời tiết diễn biến bất thường, nhất là vào dịp đầu mùa hè có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, mưa nhiều… Do vậy, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa (tiêu chảy, tay - chân - miệng, tả, thương hàn, rotavirus, hội chứng lỵ), sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản… Đặc biệt, khí hậu nắng nóng là thời điểm bùng phát bệnh dại trên chó lây sang người. Nếu không chủ động triển khai tốt các biện pháp phòng, chống thì nguy cơ các loại bệnh mùa hè bùng phát thành dịch rất cao, trong đó tập trung chủ yếu ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Tăng cường phòng chống bệnh dại ở Lương Sơn

(HBĐT) - Trong hai ngày 2/4 và 3/4 vừa qua, tại xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn (Lương Sơn) có 2 bệnh nhân là anh Bùi Văn Tuấn 32 tuổi và cháu Bùi Văn Tùng 7 tuổi đã tử vong nghi mắc bệnh dại do bị chó cắn. Trước đó, vào hồi 23h ngày 31/3/2019, Phòng cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn tiếp nhận bệnh nhân Tuấn nhập viện trong tình trạng nấc, khó thở, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, tinh thần hoảng loạn với chuẩn đoán khó thở, nghi mắc bệnh dại. Sau một giờ theo dõi không đỡ, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Gia đình xin cho bệnh nhân về và tự đưa ra Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Chiều tối ngày 1/4, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho bệnh nhân về gia đình. 17h ngày 2/4, bệnh nhân Tuấn tử vong tại nhà. Ngày 3/4, con trai anh Tuấn là cháu Bùi Văn Tùng sốt cao kèm biểu hiện thở rên. Đêm ngày 4/4, cháu Tùng tử vong tại nhà một thầy lang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục