Ngày 15/5, Bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận nam bệnh nhi 9 tuổi, ở huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) bị bỏng cồn cả hai chân.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị bỏng vùng kheo chân và vùng cẳng của cả hai chân, có chảy dịch mủ; hai chân vận động khó khăn, gối cứng và nhiễm trùng nặng.

Người nhà bệnh nhi cho biết, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, khi chơi tại nhà, cháu đã vô tình làm cháy can cồn dẫn đến bị bỏng nặng hai chân.

Sau khi bị bỏng, gia đình để bé ở nhà và điều trị bằng thuốc nam (vì có người quen thường xuyên chữa bỏng cho người dân trong làng bằng thuốc nam). Tuy nhiên, sau 14 ngày điều trị, bé ngày càng bị đau hơn, vết bỏng có mùi hôi thối, chảy dịch, không đi lại được nên gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Hùng Vương để điều trị.

Ngay khi đến Bệnh viện, bệnh nhi được các y bác sĩ khẩn trương sát khuẩn, chuyển phẫu thuật làm sạch vết thương. Các bác sĩ trực tiếp điều trị kết luận, bệnh nhân bị bỏng toàn bộ vùng cẳng chân và kheo hai chân ở mức độ II, vết thương bị nhiễm trùng nặng, có hỗn hợp chất màu đen (thuốc nam) cùng giấy, bết dính ở vết thương, có dịch mủ.

Bác sĩ Đặng Thanh Hải cho biết, sau khi được điều trị tích cực, hiện nay, sức khỏe bệnh nhân ổn định và tiến triển tốt. Tuy nhiên, để hồi phục chức năng của hai chân, cháu cần nhiều thời gian điều trị, phẫu thuật thẩm mỹ.

Thời gian qua, nhiều trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện điều trị bỏng trong tình trạng nhiễm trùng nặng do trước đó điều trị bằng thuốc nam. Có bệnh nhân bị hoại tử sâu ở các vết bỏng, các bác sỹ phải ghép da rất phức tạp và để lại di chứng cho bệnh nhân cũng như thời gian điều trị phục hồi chức năng kéo dài.


Các y bác bĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương điều trị vết thương cho bệnh nhân bị bỏng. 

Các bác sỹ khuyến cáo, khi bị bỏng, trước tiên cần cách ly bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu để tránh gây tổn thương nghiêm trọng tới nội tạng hoặc rối loạn về tim mạch. 

Khi bị bỏng, người dân không nên thoa dầu, bôi kem đánh răng, lòng đỏ trứng gà, mỡ trăn, đắp lá chữa bỏng…lên vùng bỏng đã bị tổn thương nghiêm trọng vì dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt, người dân không nên tự ý dùng thuốc nam để điều trị bỏng, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra...

 

      TheoBaotintuc

Các tin khác


Giám sát công tác khám, chữa bệnh thuộc các xã đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng 9/5, tại Trung tâm y tế huyện Đà Bắc, Ban Văn hóa - xã hội (HĐND tỉnh) đã có buổi giám sát về tình hình xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các trạm y tế thuộc xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đà Bắc. Dự buổi giám sát có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Cùng tham gia có lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, Sở Y tế, huyện Đà Bắc.

Giám sát tình hình xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 8/5, Ban Văn hoá - xã hội của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hoá - xã hội làm trưởng đoàn đã thực hiện việc giám sát thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh (KCB) tại các trạm y tế (TYT) thuộc các xã ĐBKK của huyện Kim Bôi.

Uống rượu ngâm củ ấu tẩu, hai bệnh nhân ngộ độc nặng

Sau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu, hai bệnh nhân Đoàn Đình L và Trần Ngọc T (cùng trú tại xã Tràng Đà – TP Tuyên Quang) đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nặng, có cơn ngừng thở kéo dài ở dạng nguy hiểm.

Vụ thanh chắn bêtông rơi ở trường học: 1 học sinh tử vong

Do vết thương nặng, em Lê Quang Minh, một trong hai em học sinh bị thanh chắn bêtông tầng 2 rơi trúng người, đã tử vong sau khi đã được chuyển lên Bệnh viện Việt-Đức (Hà Nội) cấp cứu.

Làm rõ nguyên nhân sản phụ tử vong sau khi sinh mổ tại bệnh viện

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đang tiến hành thành lập hội đồng chuyên môn để làm rõ nguyên nhân khiến sản phụ Nguyễn Thị Huê tử vong sau khi sinh mổ tại bệnh viện.

Hiệu quả từ những nghiên cứu khoa học của ngành Y tế

(HBĐT) - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ mắc tiêu chảy và tỷ lệ tử vong khoảng 30%. Ở Việt Nam, tiêu chảy đứng thứ nhất trong 10 bệnh phổ biến và đứng thứ tư trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Trung bình một trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam mắc 0,8 - 2,2 đợt tiêu chảy/năm. Tuy nhiên, kiến thức của cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy còn hạn chế, tỷ lệ suy dinh dưỡng tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao. Hơn thế nữa, việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp có thể là các yếu tố nguy cơ làm cho tiêu chảy có xu hướng kéo dài hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục