(HBĐT) - Huyện Đà Bắc hiện có 20 trạm y tế xã, thị trấn, trong đó có 17/20 trạm thuộc các xã vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn.


Đồng Nghê là xã vùng lòng hồ, cách trung tâm huyện Đà Bắc hơn 90 km đường bộ và hơn 1h đường sông. Nơi khám, chữa bệnh ban đầu của người dân nơi đây xuống cấp trầm trọng và thiếu thốn. Qua tìm hiểu, trạm y tế xã Đồng Nghê được xây dựng gần 10 năm nay đã xuống cấp. Nghiêm trọng hơn, do ảnh hưởng của đợt mưa lũ năm 2017, nhà trạm bị sụt lún, hệ thống đường ống nước nhà vệ sinh, cổng trạm hư hỏng nặng. Không chỉ cơ sở vật chất, các trang thiết bị của trạm cũng hư hỏng và thiếu nhiều loại thiết bị. Trưởng trạm y tế xã Đinh Duy Nam cho biết: "Hiện, tủ đựng tài liệu, tủ thuốc bảo hiểm không đảm bảo. Trạm cũng cần được đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị cơ bản như: bộ huyết áp, giường bệnh, bàn khám bệnh, bàn tiểu phẫu, tủ đựng thuốc và dụng cụ… do các dụng cụ này đã cũ, được trang bị từ lâu, có bộ đã hỏng”. Trạm hiện còn thiếu nữ hộ sinh. "Đây thực sự là một vấn đề lớn đối với trạm bởi địa bàn xã xa trung tâm huyện, giao thông đi lại chưa thuận lợi” - đồng chí Trưởng trạm cho biết thêm.


Cán bộ Trạm y tế xã Tiền Phong (Đà Bắc) khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất xuống cấp, làm tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Không chỉ trạm y tế xã Đồng Nghê, hiện nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc, nhiều trạm y tế xã cũng trong tình trạng xuống cấp và thiếu nhân lực, trang thiết bị y tế khám, chữa bệnh. Đồng chí Trần Hồng Quân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc cho biết: Từ năm 2017 đến nay, huyện có 5/17 trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn đã và đang được xây dựng mới. Có 4 xã đã được đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất khám, chữa bệnh ban đầu, còn 13 xã cần nâng cấp, cải tạo. Trong đó, chủ yếu là các trạm đã cũ cần cải tạo cho đủ phòng, nhiều trạm không có mái che, không gian chật hẹp không đảm bảo; hệ thống nhà vệ sinh, hệ thống nước đã hư hỏng và hầu hết các trạm chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng trong y tế. Hệ thống y tế của huyện cũng cần đầu tư khoảng 146 danh mục các trang thiết bị đã hư hỏng cần được mua sắm mới.

Toàn huyện hiện có 14/17 trạm y tế có bác sỹ, 100% thôn, bản có y tế thôn, bản hoạt động. Tuy nhiên, nhiều chức danh theo vị trí việc làm tại các trạm y tế còn thiếu. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do việc thu hút nguồn nhân lực ngành y về làm tại các trạm y tế xã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu mới nhất, tính đến nay, Trung tâm Y tế huyện còn thiếu gần 30 cán bộ, nhân viên. Năm 2017, toàn huyện có 11 chỉ tiêu tuyển dụng bác sỹ, tuy nhiên, chỉ tuyển được 4 bác sỹ. Năm 2018, huyện đề xuất tuyển dụng 7 bác sỹ, tuy nhiên, chỉ có 2 bác sỹ đăng ký tuyển dụng. Chia sẻ về vấn đề này, đồng chí Trần Hồng Quân cho biết: Mặc dù có chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đối với bác sỹ về công tác tại tỉnh nói chung và các huyện nói riêng, nhưng tại Trung tâm và các trạm y tế xã gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. Ngay trong năm 2018, đã có 10 bác sỹ đăng ký dự tuyển về Trung tâm nhưng bỏ thi. Việc thu hút nhân lực ngành y về làm việc đã khó, nhưng còn vướng trong việc thi tuyển vào ngành. Năm 2018, toàn huyện có duy nhất 1 bác sỹ đăng ký thi tuyển về trạm y tế xã, nhưng lại thi không trúng tuyển. Có nhiều nguyên nhân, nhưng một phần là do tiêu chí đặt ra đôi khi chưa phù hợp. Có nhiều người tâm huyết, nhưng do không đạt điểm về tin học, ngoại ngữ hoặc những kiến thức chung về Luật Công chức, viên chức nên không trúng tuyển.

Tính đến hết năm 2018, toàn huyện Đà Bắc có 7/20 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, chiếm 35%, trong đó có 6/17 xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn đạt tiêu chí này. Điều đáng nói là nhiều xã không đạt chuẩn do không đạt tiêu chí số 3 về cơ sở hạ tầng như chưa có đủ phòng làm việc, chưa có công trình phụ trợ; tiêu chí số 2 về nguồn nhân lực như chưa có bác sỹ làm việc thường xuyên tại trạm, chưa đủ cơ cấu nhân lực có đủ nhóm chức danh chuyên môn; tiêu chí số 4 về trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác như chưa đủ trang thiết bị y tế.


Phương Linh


Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục