Gia đình ông Lê Văn Mười Hai (65 tuổi, ngụ phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TPHCM) dùng máy phát điện, nhưng đóng kín cửa khiến vợ ông là bà Trần Thị Phụng (61 tuổi) và 6 người cháu bị bất tỉnh, hôn mê sâu.
Lực lượng công an khám nghiệm căn nhà nơi 7 nạn nhân hôn mê sâu. Ảnh: Công an cung cấp.
Sáng 13.6, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo công an quận Thủ Đức, TPHCM cho biết, công an quận đã khám nghiệm xong hiện trường và tiếp tục điều tra vụ gia đình gồm 7 bà cháu hôn mê sâu, trong đó một cháu gái 11 tuổi đã tử vong.
Nguyên nhân vụ hôn mê cả gia đình 7 người được xác định do ngạt thở vì dùng máy phát điện trong lúc căn nhà đóng kín cửa. Hiện sức khỏe của 6 nạn nhân đã dần hồi phục và đang điều trị tại Bênh viện quận Thủ Đức.
Theo điều tra bước đầu, sáng 12.6 ông Lê Văn Mười Hai (65 tuổi) dậy sớm đi uống cà phê, tới 9h cùng ngày, ông về nhà gọi cửa nhưng không ai ra mở, nghĩ mọi người trong nhà đang còn ngủ nên ông quay đi.
Sau đó đến 13h cùng ngày, ông Hai quay về gọi cửa, thì một người cháu trai 5 tuổi đi ra mở cửa nhưng có biểu hiện bất thường, đuối sức, mệt mỏi và nói không thành tiếng.
Ông Hai chạy vào nhà kiểm tra, thì phát hiện vợ là bà Trần Thị Phụng và 5 người cháu nội ngoại của ông Hai (từ 5-13 tuổi) đang ngủ mê man, có biểu hiện hôn mê.
Ngay lập tức, ông Hai hô hoán người dân khu vực rồi gọi cho trung tâm cấp cứu 115 đến sơ cứu và đưa ngay vào Bệnh viện Thủ Đức. Tuy nhiên, cháu gái 11 tuổi là cháu ngoại của ông Hai đã tử vong.
Được biết, do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình ông Hai không có tiền đóng tiền điện, nợ nhiều kỳ nên bị cắt điện. Khi bị cắt điện, ông phải đi mượn máy phát điện của người thân để đem về chạy bằng dầu cung cấp điện cho gia đình. Sau một đêm chạy máy phát điện, trong khi nhà đóng kín cửa đã dẫn đến hậu quả đau lòng trên.
Theo báo Lao Động
Dù thẻ BHYT được coi là 'phao cứu sinh' khi không may mắc bệnh, đặc biệt là bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, người tham gia BHYT không phải ai cũng hiểu đầy đủ và tường tận về thẻ BHYT.
(HBĐT) -Ngày 10/6, tại AP Plaza, Cục bảo trợ xã hội – Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức tập huấn công tác xã hội trong trong lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân lao và lao kháng thuốc.
(HBĐT) - Năm 2007, Trung tâm Y tế TP Hòa Bình tự đầu tư hoàn thiện số hóa để quản lý thông tin trong nội bộ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) thành phố. Sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, với lộ trình giai đoạn từ năm 2014 - 2028, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030, Trung tâm Y tế thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ thông tin (Viễn thông Hòa Bình) nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu Bộ Y tế đề ra.
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 4/2019, tổng số nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn huyện Lương Sơn còn hơn 3,7 tỷ đồng, chiếm 1,7% số thu. Trong đó, BHXH 3,2 tỷ đồng, BHYT 355 triệu đồng, BHTN 163 triệu đồng, bảo hiểm tai nạn lao động 33 triệu đồng. Đây là số nợ thấp nhất trong nhiều năm gần đây của huyện Lương Sơn.
Năm 2018, Việt Nam đã vận động và tiếp nhận được gần 1,4 triệu đơn vị máu, trong đó 98% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện.