(HBĐT) - Năm 2007, Trung tâm Y tế TP Hòa Bình tự đầu tư hoàn thiện số hóa để quản lý thông tin trong nội bộ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) thành phố. Sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, với lộ trình giai đoạn từ năm 2014 - 2028, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử và phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030, Trung tâm Y tế thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ thông tin (Viễn thông Hòa Bình) nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu Bộ Y tế đề ra.
Hồ sơ bệnh án điện tử giúp bác sỹ Bệnh viện Đa khoa TP Hòa Bình nắm rõ tình trạng của bệnh nhân
khi nhập viện.
Giám đốc Trung tâm Y tế TP Hòa Bình Phạm Kỳ Sơn chia sẻ: "Hồ sơ bệnh án điện tử sẽ là một đột phá lớn trong ngành Y tế, giúp lược bỏ nhiều công đoạn trong quá trình khám, chữa bệnh, tiết kiệm đáng kể thời gian của người bệnh cũng như y, bác sỹ, hướng đến việc điều trị hiệu quả, chất lượng. 12 năm qua, đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, BVĐK thành phố đã hoàn thành việc cài đặt các phần mềm quản lý bệnh viện, phần mềm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh, phần mềm hệ thống thông tin xét nghiệm. Đó là những bước đi quan trọng để chuẩn bị cho việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Bên cạnh đó, để tiến tới không dùng sổ khám bệnh bằng giấy, Bệnh viện tích cực thực hiện khai báo thông tin bệnh nhân như: Tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân, số thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)… Từ năm 2007 đến nay, bình quân mỗi năm có từ 70.000 - 80.000 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị và đã được phân loại, sàng lọc để hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu hồ sơ bệnh án điện tử".
Theo ông Hoàng Xuân Trường, cán bộ phụ trách CNTT (BVĐK thành phố), để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, các hệ thống phần mềm phải đồng bộ. Hiện nay, Bệnh viện đã thực hiện thí điểm kết nối máy chụp chẩn đoán hình ảnh với hệ thống quản lý của Bệnh viện, đây là hệ thống không phim, tức hệ thống truyền tải dữ liệu, trả kết quả trên máy tính, bác sỹ ngồi tại phòng khám có thể xem ảnh chụp của bệnh nhân và đọc kết quả chụp. Quá trình thực hiện cho thấy hệ thống vận hành tốt, là cơ sở để Bệnh viện triển khai chụp chẩn đoán hình ảnh không in phim. Thực tế cho thấy, việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử sẽ giúp giảm chi phí khá nhiều. Thay vì in phim khi chụp chẩn đoán hình ảnh, in giấy cho kết quả xét nghiệm, khi triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, chỉ cần lưu trữ và truyền tải là đáp ứng yêu cầm khám, chẩn đoán và điều trị của đội ngũ thầy thuốc.
Phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố trong việc triển khai lắp đặt, quản lý, điều hành phần mềm CNTT, Giám đốc Trung tâm CNTT Phạm Văn Hùng cho biết: Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng quy hoạch về hạ tầng công nghệ thông tin của BVĐK thành phố. Đến nay, hệ thống máy chủ, máy lưu trữ và hệ thống đường truyền mạng đều hoạt động tốt. Quá trình hoạt động đảm bảo nhanh gọn, thuận tiện cho cả bác sỹ và người nhà bệnh nhân.
Bác sỹ Khoa Nội - nhi Nguyễn Đạt Thiên cho biết: Hồ sơ bệnh án điện tử được triển khai sẽ mang lại nhiều lợi ích, đó là: Bệnh nhân không còn phải mang nhiều loại giấy tờ khi đi khám, chữa bệnh. Việc sử dụng thẻ BHYT minh bạch, không còn tình trạng trục lợi thẻ BHYT. Bác sỹ ra y lệnh và kê thuốc trên Ipad nên không có tình trạng bệnh nhân không thể đọc được chữ bác sỹ. Bệnh viện và các khoa, phòng không mất nhiều diện tích để lưu trữ hồ sơ bệnh án, việc tìm hồ sơ bệnh án thuận tiện hơn. Thủ tục khám, nhập viện của bệnh nhân được rút ngắn. Bên cạnh đó, bác sỹ nắm rõ tình trạng của bệnh nhân hơn khi bệnh nhân nhập viện, bởi có đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh, loại thuốc người bệnh đã và đang sử dụng.
Áp dụng bệnh án điện tử, nội dung sẽ chính xác, người bệnh không phải xếp hàng chờ đợi; bác sỹ và nhân viên y tế không phải di chuyển từ khoa này qua khoa khác để lấy kết quả xét nghiệm... Tuy nhiên, hiện tại cơ sở dữ liệu của các bệnh viện chưa đồng bộ, chưa thống nhất với nhau nên việc kết nối gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Bộ Y tế hiện chưa có chuẩn thống nhất cho toàn ngành y tế, vì vậy, các cơ sở y tế phải tự xoay xở phần mềm quản lý bệnh viện. Mặt khác, giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề bệnh án điện tử nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở khám, chữa bệnh khi đầu tư để hoàn thành 1 bệnh án điện tử… Những khó khăn, bất cập đó cần sớm được tháo gỡ mới đáp ứng được yêu cầu phát triển bệnh án điện tử theo lộ trình đã đề ra.
Đức Phượng
Tuần qua tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Sáng kiến Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố báo cáo chỉ số hài lòng người bệnh (PSI) năm 2018. Đây là năm thứ hai khảo sát được thực hiện với trên 7.500 người bệnh và người nhà bệnh nhân sau khi xuất viện ở 60 bệnh viện công tại 23 tỉnh, thành trên cả nước năm 2018.
(HBĐT) - Ngày 31/5, Ban quản lý chương trình ChildFund huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với bà mẹ và trẻ em miền núi” và tham vấn nhu cầu thiết kế dự án y tế giai đoạn tiếp theo.
(HBĐT) - Kể từ ngày 18/4 - 15/5, Tháng hành động vì ATTP năm 2019 đã được triển khai quy mô toàn tỉnh. Tháng hành động có mục tiêu quan trọng là tăng cường các biện pháp đảm bảo ATTP trong các cơ sở giáo dục. Hành động này xuất phát từ thực tế tại một số cơ sở giáo dục hiện nay vẫn còn để xảy ra tình trạng học sinh bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh lây qua đường tiêu hóa... làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý học sinh, uy tín của nhà trường, gây lo lắng cho gia đình học sinh và bức xúc cho dư luận xã hội.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác DS - KHHGĐ của tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như khống chế được tốc độ gia tăng dân số; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,98% (năm 2018); mức sinh thay thế là 1,98 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Chất lượng dân số được cải thiện. Tuy nhiên, công tác dân số của tỉnh ta đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
(HBĐT) - Ngày 25/5, tại Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức chương trình khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Theo kế hoạch của BHXH tỉnh giao trong năm 2019, TP Hoà Bình sẽ có 1.063 người tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến hết tháng 4/2019 đã có 820 người tham gia. Thống kê của BHXH thành phố cho thấy, từ đầu năm đến nay đã phát triển được 145 người tham gia BHXH tự nguyện. Với tiến độ như vậy thì BHXH thành phố sẽ sớm hoàn thành kế hoạch được giao.