Năm 2018, Việt Nam đã vận động và tiếp nhận được gần 1,4 triệu đơn vị máu, trong đó 98% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện.


Thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Từ ngày 4-6/6, tại Hà Nội và Phú Thọ, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện sẽ tổ chức các hoạt động tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2019.

Đây là hoạt động thường niên được tổ chức từ năm 2008 nhằm tri ân, biểu dương những tấm gương hiến máu và vận động hiến máu tiêu biểu trên khắp mọi miền đất nước; không phân biệt ngành nghề, độ tuổi, dân tộc.

Tại buổi cung cấp thông tin báo chí vào sáng 4/6, ông Nguyễn Trí Hiếu – người đã hiến máu 70 lần – tâm sự: "Mẹ tôi đã vĩnh viễn ra đi do thiếu máu để truyền khi tôi mới 20 tuổi. Hình ảnh gia đình đi huy động mọi người hiến máu, rồi mua máu mà vẫn không đủ để truyền cho bà đến giờ tôi vẫn không sao quên được. Vào những năm 1994, khi phong trào hiến máu chưa phát triển, không chỉ mẹ tôi mà rất nhiều bệnh nhân đã mất đi cơ hội được sống tiếp..."

Đến những năm 1997, khi thấy những thông tin về hiến máu trên truyền thông, ông Hiếu đã đi đăng ký hiến máu.

"Tôi phấn đấu sẽ hiến máu đến khi không còn đủ điều kiện hiến nữa. Sau 22 năm tôi đã hiến máu đến 70 lần. Bản thân tôi cũng đã đăng ký hiến mô, hiến tạng từ nhiều năm trước và tôi mong muốn mọi người đủ điều kiện sức khoẻ hãy đi hiến máu để cứu giúp  người bệnh,” ông Hiếu nhấn mạnh.

Tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho hay, truyền máu là biện pháp điều trị có thể cứu sống người bệnh nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro cho người bệnh, trong đó có việc lây nhiễm các mầm bệnh như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai. Một trong những giải pháp quyết định và bền vững đó là xây dựng và duy trì được nguồn người hiến máu tình nguyện, thường xuyên.

Đây là vấn đề của toàn cầu và Tổ chức Y tế thế giới đang hướng tới mục tiêu 100% đơn vị máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện và đạt tỷ lệ 2% dân số tham gia hiến máu vào năm 2020.

Tại Việt Nam, năm 2018, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được gần 1,4 triệu đơn vị máu (quy đổi là gần 1,6 triệu đơn vị máu 250ml); trong đó 98% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, tương đương hơn 1,4% dân số tham gia hiến máu (quy đổi là 1,68% dân số tham gia hiến máu), tỷ lệ hiến máu nhắc lại đạt 42,5%.

Tại chuỗi sự kiện tôn vinh người hiến máu tiêu biểu, hàng loạt sự kiện sẽ diễn ra như: Gala về miền đất Tổ, dâng hương các vua Hùng, gặp mặt Phó Thủ tướng Chính phủ, lễ báo công dâng Bác và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Trong danh sách 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm nay, bên cạnh những người đã hiến máu đến 60, 70 lần như: ông Nguyễn Trí Hiếu, ông Trần Thành Long (đều ở Thành phố Hồ Chí Minh, 70 lần), ông Trần Kinh Quốc (Thành phố Hồ Chí Minh, hiến máu 68 lần)..., ban tổ chức đã lựa chọn tôn vinh những người hiến máu nhóm máu hiếm như: ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhóm máu hiếm khu vực Hà Nội (hiến máu 15 lần), ông Lâm Văn Vinh - thành viên Câu lạc bộ nhóm máu hiếm Thành phố Hồ Chí Minh (hiến máu 44 lần)…

Cũng vào dịp Ngày Quốc tế người hiến máu, chương trình vận động hiến máu có quy mô lớn nhất là "Hành trình Đỏ” lần thứ VII sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 13/6 và kéo dài đến hết ngày 28/7, với sự tham gia của 39 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đây cũng là năm chương trình được tổ chức trong thời gian dài nhất, với sự tham gia của nhiều địa phương nhất.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện cho hay, qua 6 năm tổ chức, Hành trình Đỏ thực sự là chiến dịch truyền thông lớn về hiến máu tình nguyện trên phạm vi toàn quốc với 46 tỉnh, thành phố đã tham gia, tiếp nhận được trên 170.000 đơn vị máu. Chương trình đã góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn người hiến máu trong dịp hè, mang lại sự sống cho hàng nghìn bệnh nhân cần truyền máu./.

Ngày 14/6 hằng năm được Tổ chức Y tế Thế giới, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hội Truyền máu Quốc tế và Liên đoàn Quốc tế các tổ chức người hiến máu chọn là Ngày Quốc tế người hiến máu từ năm 2004.

Thông điệp của Ngày Quốc tế người hiến máu 14/6 năm nay được Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn là "Máu an toàn cho mọi người.” Thông điệp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về máu an toàn, đồng thời kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe trên toàn thế giới tham gia hiến máu thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị của người bệnh cần máu ở cả các khu vực đô thị và vùng sâu, vùng xa.

 

         TheoVietnamplus

Các tin khác


Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác dân số

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác DS - KHHGĐ của tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như khống chế được tốc độ gia tăng dân số; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,98% (năm 2018); mức sinh thay thế là 1,98 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Chất lượng dân số được cải thiện. Tuy nhiên, công tác dân số của tỉnh ta đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

656 trẻ em được khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí

(HBĐT) - Ngày 25/5, tại Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức chương trình khám sàng lọc tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh.

Kinh nghiệm phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Theo kế hoạch của BHXH tỉnh giao trong năm 2019, TP Hoà Bình sẽ có 1.063 người tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến hết tháng 4/2019 đã có 820 người tham gia. Thống kê của BHXH thành phố cho thấy, từ đầu năm đến nay đã phát triển được 145 người tham gia BHXH tự nguyện. Với tiến độ như vậy thì BHXH thành phố sẽ sớm hoàn thành kế hoạch được giao.

Nan giải bài toán nguồn nhân lực y tế tuyến xã

(HBĐT) - Theo báo cáo của ngành y tế, toàn tỉnh hiện có 210 trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có 86 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Có vai trò là cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, tuy nhiên có thể thấy hiện nay, nhiều trạm y tế xã chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Một trong những nguyên nhân chính là do nguồn nhân lực ngành y tế tại tuyến cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn.

Phần lớn đoàn du khách nghi ngộ độc thực phẩm ở Thanh Hóa đã xuất viện.

Chiều 26-5, lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa cho biết: Đến thời điểm này, phần lớn bệnh nhân có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm đã khỏi bệnh, xuất viện, chỉ còn vài trường hợp đang điều trị tại Phòng khám đa khoa Hải Tiến.

Nêu cao trách nhiệm của chủ hộ nuôi chó trong phòng, chống bệnh dại

(HBĐT) - Để phòng chống bệnh dại cho người hiệu quả, mục tiêu lý tưởng là tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó đạt 100%. Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, năm cao nhất toàn tỉnh tiêm được 103.000 liều vắc xin dại trên đàn chó, tương đương 90,3% tổng đàn, bình quân tiêm được 90.000 - 95.000 liều vắc xin dại/năm, đạt tỷ lệ trên 80%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục