(HBĐT) - Trong những ngày hè, cơ thể mất nhiều nước khiến nhiều người có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, nhất là với trẻ em và người già. Do vậy, lựa chọn thực phẩm và chế biến thức ăn ngon miệng đảm bảo ATTP là nỗi lo lắng của những người nội trợ.


Thực phẩm tươi ngon, an toàn và chế biến ngay là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ trong những ngày hè. Ảnh chụp tại chợ Nghĩa Phương - TP Hòa Bình.

Bác sĩ Lê Thị Thành, Trưởng Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Mùa nóng, thực phẩm rất dễ ôi thiu, biến chất do nhiễm khuẩn và nhiệt độ môi trường cao nên để có một bữa ăn ngon, đảm bảo an toàn, các bà mẹ cần chọn mua thực phẩm tươi, sạch. Các loại thực phẩm như thịt, tôm, cá… khi mua về nên rửa sạch, đựng từng loại rồi để vào tủ lạnh; rau, quả cũng để bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Trước khi nấu rau xanh cần rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, ngâm kỹ rồi mới thái nhỏ để không mất nhiều vitamin. Nên sử dụng nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi các món ăn để trẻ và mọi người trong gia đình ngon miệng, dễ ăn, đủ chất, nhưng hạn chế chất béo. Đồng thời, tăng cường ăn hoa quả và uống nhiều nước.

Muốn đủ chất vậy cần đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm phù hợp với mùa nóng như: Glucid (gạo, bún, bánh đa, bánh mì), tùy mức vận động tiêu hao năng lượng của cơ thể mà có định lượng ăn thích hợp. Tuy nhiên, không cần ăn quá nhiều. Nhóm protein gồm thịt, cá, gà, trứng, đậu (cả đậu hạt và đậu quả), thay đổi trong hai bữa ăn chính. Nhóm lipid: Ở người trẻ và trung niên tỷ lệ đó có thể là 1:1 nghĩa là lượng đạm và lipid ngang nhau trong khẩu phần. Ở người đã lớn tuổi, tỷ lệ lipid nên giảm bớt và tỷ lệ lipid với protein là 0,7:1, ở người già lượng lipid chỉ nên bằng 1/2 lượng protein. Rau xanh, loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn nhu cầu về rau xanh trong các gia đình lại càng được tăng cao. Rau xanh là nguồn thực phẩm quý giá, ngoài việc cung cấp các chất xơ, vitamin C - B1- B2, bêta caroten (tiền vitamin A), canxi, sắt, axit citric, axit malic.

Các món rau được ưa chuộng mùa hè là rau muống luộc, rau ngót, rau dền, rau mùng tơi nấu canh cua, canh bầu nấu với tôm, cà tím nấu bung… Việc ăn rau chưa qua chế biến cũng dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh, bởi vậy, các gia đình khi mua rau về cần ngâm kỹ trong nước khoảng 30 phút rồi rửa thật sạch trước khi ăn. Bên cạnh rau xanh, thì sử dụng nhiều hoa quả cũng là cách lý tưởng giúp cơ thể bù được lượng nước và cung cấp các vitamin cần thiết. Trong mùa này, những loại hoa quả nên ăn là các loại hoa quả giàu vitamin C và giải nhiệt tốt như cam, quýt, bưởi, chuối, táo, dưa hấu… Các loại quả nên hạn chế là một số trái cây có hàm lượng đường cao, có tính nóng, không nên ăn nhiều như mít, xoài, vải, nhãn.

 Ngày hè, cơ thể thường mất nước. Mồ hôi ra càng nhiều thì cơ thể càng dễ bị mất nước. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, choáng, thậm chí bị nhức đầu, khó thở… đặc biệt ở trẻ em và người già. Để chống mất nước cho cơ thể, nhất thiết phải bổ sung thêm nước cho cơ thể. Tuy nhiên, trong ngày hè không phải cứ uống càng nhiều nước là càng tốt. Bởi uống nước quá nhiều sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo là các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo hệ bài tiết ra ngoài. Cần phải bổ sung nước kịp thời để bù vào lượng mồ hôi đã thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể, tránh cảm giác mệt mỏi, căng thẳng không đáng có. Mỗi ngày, nhu cầu nước cho mỗi người bình thường khoảng 1,0 lít/ngày, ngày hè nhu cầu nước có thể tăng thêm, khoảng 1,5 đến gần 2,0 lít/ngày. Khi uống nước cần uống chậm rãi, từ từ từng ngụm một. Khi uống nước cũng cần hạn chế sử dụng nhiều đá hoặc nước uống quá lạnh. Vì nước quá lạnh hay nước đá sẽ làm hạ nhiệt trong cơ thể và làm chậm lại quá trình trao đổi chất, mặt khác dễ gây viêm họng. 

                                                                                                   Việt Lâm

Các tin khác


Tôn vinh 100 người người hiến máu tiêu biểu trên toàn quốc

Năm 2018, Việt Nam đã vận động và tiếp nhận được gần 1,4 triệu đơn vị máu, trong đó 98% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện.

Huyện Yên Thủy vẫn “nóng” tình trạng sinh con thứ 3

(HBĐT) - Trong thời gian qua, mặc dù huyện Yên Thủy đã thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền để giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, tuy nhiên, kết quả đạt được không như mong đợi. Yên Thủy vẫn là điểm "nóng” về vấn đề sinh con thứ 3 của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 31 trường hợp sinh con thứ 3.




Dở nhất là viện phí và nhà vệ sinh bệnh viện

Tuần qua tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Sáng kiến Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố báo cáo chỉ số hài lòng người bệnh (PSI) năm 2018. Đây là năm thứ hai khảo sát được thực hiện với trên 7.500 người bệnh và người nhà bệnh nhân sau khi xuất viện ở 60 bệnh viện công tại 23 tỉnh, thành trên cả nước năm 2018.

Tổng kết dự án “Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với bà mẹ và trẻ em miền núi”

(HBĐT) - Ngày 31/5, Ban quản lý chương trình ChildFund huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với bà mẹ và trẻ em miền núi” và tham vấn nhu cầu thiết kế dự án y tế giai đoạn tiếp theo.

Thấy gì qua đợt kiểm tra việc bảo đảm ATTP trong các bếp ăn tập thể trường học?

(HBĐT) - Kể từ ngày 18/4 - 15/5, Tháng hành động vì ATTP năm 2019 đã được triển khai quy mô toàn tỉnh. Tháng hành động có mục tiêu quan trọng là tăng cường các biện pháp đảm bảo ATTP trong các cơ sở giáo dục. Hành động này xuất phát từ thực tế tại một số cơ sở giáo dục hiện nay vẫn còn để xảy ra tình trạng học sinh bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh lây qua đường tiêu hóa... làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý học sinh, uy tín của nhà trường, gây lo lắng cho gia đình học sinh và bức xúc cho dư luận xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục