Trước tình trạng chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh tại một số địa phương có dấu hiệu tăng cao, UBND TP. Hà Nội vừa yêu cầu tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân số và kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là những vi phạm trong chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi.
Tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức bé trai nhiều hơn bé gái
Ông Tạ Quang Huy - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) Hà Nội cho biết, sau 3 năm kiên trì thực hiện các giải pháp đề ra tại Kế hoạch Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của TP. Hà Nội giai đoạn 2016-2025 như: vận động không sinh con thứ ba, nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, tuyên dương các gia đình sinh con một bề gái..., tỷ lệ giới tính khi sinh của Hà Nội đã giảm và được kiểm soát tốt hơn. "Kết thúc năm 2018, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội là 113 trẻ trai/100 trẻ gái, lần đầu tiên hạ xuống mức thấp hơn bình quân của cả nước (113,2 trẻ trai/100 trẻ gái) sau nhiều năm luôn ở mức cao hơn”, ông Tạ Quang Huy chia sẻ.
Ước tính hết 6 tháng đầu năm 2019, tổng số sinh trên toàn TP. Hà Nội xấp xỉ khoảng 32.500 trẻ, trong đó, số trẻ là con thứ 3 trở lên khoảng gần 3.590 trẻ; tỷ số giới tính khi sinh là 112,8 trẻ trai/100 trẻ gái, dự kiến đến hết năm 2019, tỷ số này không quá 113 trẻ trai/100 trẻ gái như chỉ tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiện một số huyện ngoại thành như Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Mỹ Đức, Hoài Đức, Mê Linh..., tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao, thậm chí một số huyện vẫn ở mức báo động. Chẳng hạn, 6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Sóc Sơn lên tới 120 trẻ trai/100 trẻ gái, Quốc Oai, Mỹ Đức là 117 trẻ trai/100 trẻ gái được sinh ra.
Bà Trần Thị Thúy Miên - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất của Hà Nội hiện nay) chia sẻ, nhiều năm qua, huyện đã triển khai, phối hợp triển khai tuyên truyền với hình thức rất đa dạng, tập trung vào các xã có mức chênh lệch giới tính cao. Song, nhìn lại từ năm 2010 đến nay, nhiều xã như Tân Dân, Việt Long, Tiên Dược, thị trấn Sóc Sơn..., tỷ số giới tính hầu như không giảm hoặc trồi sụt, tức năm nay giảm thì năm sau lại cao.
Đã kiểm soát được tỷ lệ sinh tốt hơn. Ảnh: TM
Xử lý cơ sở in ấn, phát hành văn hóa phẩm vi phạm quy định về lựa chọn giới tính
Theo ông Tạ Quang Huy, công tác quan trọng hàng đầu để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh là vận động, tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức của người dân, các cặp vợ chồng trẻ về bất bình đẳng giới tính. Tuy nhiên, thực tế triển khai cũng rất khó khăn. Một giải pháp quan trọng nữa là giám sát, xử lý các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính trước sinh, nhất là ở các phòng khám tư. Đây là hành vi vi phạm quy định nhưng thực tế rất khó phát hiện.
Thành phố đã phân cấp rất rõ cho các quận huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi. Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra tại 30 quận, huyện, thị xã của thành phố 6 tháng đầu năm 2019 không phát hiện được trường hợp nào vi phạm. Chi cục DS-KHHGĐ cũng đi phúc tra và kiểm tra điểm tại một số nơi. "Thậm chí, chúng tôi cũng cử cán bộ đóng vai khách hàng để thị sát một số cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhưng cũng không phát hiện được vi phạm. Phải nói thực sự là phát hiện rất khó vì các cơ sở lách luật rất tinh vi”, ông Tạ Quang Huy nói.
Trước tình trạng trên, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân số - KHHGĐ, đặc biệt là những vi phạm trong chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi. Theo đó, Sở Y tế thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo hướng dẫn cán bộ dân số các cấp tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh hằng năm. Phối hợp chặt chẽ các ban, ngành, đoàn thể lồng ghép các nội dung về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trong các hoạt động của tổ chức, đơn vị. Sở GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Sở Y tế triển khai tốt các hoạt động lồng ghép giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính, giới và bình đẳng giới trong nhà trường.
Công an thành phố chủ trì phối hợp Sở Y tế và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân số và kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là những vi phạm trong chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi. Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường thanh kiểm tra, xử lý các cơ sở in ấn, phát hành các văn hóa phẩm vi phạm quy định về lựa chọn giới tính khi sinh.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của ngành GD&ĐT, kết thúc năm học 2018 - 2019, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tuổi nhà trẻ chiếm 3,3%, tuổi mẫu giáo chiếm 3,5%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi tuổi nhà trẻ là 4,3%, tuổi mẫu giáo là 3,9%. Kết quả đó cho thấy, ngành GD&ĐT đã có những giải pháp quyết liệt, tích cực để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và thể trạng cho trẻ.
(HBĐT) - Tính đến ngày 19/8, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 113 xã, phường, thị trấn thuộc 11/11 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó, 53 xã, phường, thị trấn đã có Quyết định công bố hết dịch; 70 xã có DTLCP đã qua 30 ngày đang làm thủ tục và đề nghị công bố hết dịch. Riêng huyện Kim Bôi đã ra khỏi danh sách địa bàn có DTLCP với 7/7 xã đã công bố hết dịch và hiện không phát sinh ổ dịch mới.
(HBĐT) - Ngày 16/8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Tổ chức Y tế thế giới, các bộ, ngành liên quan và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố.
Ngày 15-8, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM đã tổ chức cưỡng chế thi hành án tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ (quận Tân Phú, TP.HCM) đối với hai nguồn phóng xạ nguy hiểm.
Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn ra phức tạp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh với hơn 31.000 ca bệnh và 7 người tử vong, ngày 14/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh này tại huyện Hóc Môn, một trong những địa bàn có số ca sốt xuất huyết tăng cao trong những ngày gần đây.
Ngày 20-8 tới đây khi Thông tư13/2019/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực, giá khám bệnh, ngày giường sẽ tăng bình quân 4,4%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 1,1%.