Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn ra phức tạp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh với hơn 31.000 ca bệnh và 7 người tử vong, ngày 14/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh này tại huyện Hóc Môn, một trong những địa bàn có số ca sốt xuất huyết tăng cao trong những ngày gần đây.


Phun hóa chất diệt muỗi tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn. 

Bác sỹ Ngô Hồng Việt Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn, cho biết: Tính đến ngày 11/8, toàn huyện ghi nhận 2.260 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 393% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có hai trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Huyện Hóc Môn cũng ghi nhận phát sinh 180 ổ bệnh sốt xuất huyết với hai ổ bệnh trong trường học. Hiện tại toàn huyện có 932 điểm nguy cơ có thể phát sinh ổ bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới.

Nói về nguyên nhân sốt xuất huyết tăng cao trong thời gian qua, bác sỹ Ngô Hồng Việt Thanh chia sẻ: Hóc Môn là địa bàn rộng, có nhiều bãi đất trống biến thành bãi tập kết rác thải, nhiều tuyến đường không có cống thoát nước khiến nước ứ đọng trong thời gian dài, người dân có tập quán trữ nước mưa... là điều kiện lý tưởng để lăng quăng, muỗi vằn sinh sôi phát triển. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân nhập cư chiếm đến khoảng 45% dân số, chủ yếu là công nhân lao động, người buôn bán nhỏ ở tại các khu nhà trọ và thường xuyên vắng nhà khiến công tác tuyên truyền và xử lý dịch bệnh gặp khó khăn. Khi nhân viên y tế đến tuyên truyền, vận động hoặc điều tra, xử lý ca bệnh thường không gặp được người bệnh hoặc người nhà, thậm chí khi đến phun hóa chất diệt muỗi cũng bị người dân từ chối.

Với việc có đến 932 điểm nguy cơ trên địa bàn, bác sỹ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh), lo ngại Hóc Môn sẽ trở thành "điểm nóng” về bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới bởi 932 điểm nguy cơ có thể sẽ trở thành 932 ổ bệnh nếu không được kiểm soát, xử lý rốt ráo.

Bác sỹ Lê Hồng Nga cũng nhìn nhận, hiệu quả từ công tác truyền thông, tổ chức diệt lăng quăng của địa phương này chưa thực sự tốt. Đơn cử, kiểm tra ngẫu nhiên tại một điểm dân cư của xã Đông Thạnh, dù ngày 1 và 2/8 nhân viên y tế xã đã tiến hành diệt lăng quăng, phun hóa chất, nhưng đến ngày 5/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vẫn phát hiện có đến đến 64 vật chứa nước tại 100 nhà dân. "Còn vật chứa nước (không đúng quy cách) trong cộng đồng thì có nghĩa là còn nguy cơ lây lan sốt xuất huyết. Điều này cho thấy công tác phòng chống sốt xuất huyết của địa phương chưa thực sự hiệu quả”, bác sỹ Lê Hồng Nga đánh giá.

Không chỉ huyện Hóc Môn mà hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang vào mùa cao điểm. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho thấy, trong bảy tháng đầu năm 2019 toàn thành phố ghi nhận 31.787 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 160% so với cùng kỳ năm 2018. Trong bảy tháng qua tại thành phố có bảy trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, trong đó có năm người lớn và hai trẻ em.

Dự báo tình hình bệnh sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân tích cực phối hợp với ngành y tế tham gia diệt lăng quăng, loại bỏ và lật úp các vật chứa nước dư thừa nhằm kéo giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết cho bản thân và cộng đồng với phương châm "Cuối tuần không lăng quăng, cả tuần không có muỗi”.

          


Theo TTXVN

 

Các tin khác


Cẩn trọng với tình trạng sốc phản vệ do bị ong đốt

(HBĐT) - Hồi 22h30’ ngày 27/7, Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tiếp nhận 2 bệnh nhân: Hàng Y Giọ (5 tuổi) và Hàng Y Nhẫn (9 tuổi), cùng trú tại xã Pà Cò (Mai Châu). Cả 2 bệnh nhân bị ong đất đốt nhiều nốt vào đầu, mặt, chân, tay. Trong đó, bệnh nhân Hàng Y Giọ bị đốt khoảng 23 nốt và trong tình trạng lơ mơ, khó tiếp xúc, da tái lạnh, khó thở. Nốt đốt sưng có vùng hoại tử ở trung tâm. Các bác sỹ đã tiến hành hồi sức tích cực, cấp cứu phản vệ, đặt ống nội khí quản, cấp cứu ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong vào lúc 2h30’ ngày 28/7 với kết luận sốc phản vệ độ 3 do ong đất đốt.

2.000 người tham gia Gala khởi động tầm soát và quản lý thalassemia

(HBĐT) - Ngày 10/8, Bệnh viện MEDLATEC (Hà Nội) phối hợp với Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức Gala khởi động tầm soát và quản lý thalassemia (còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh) tại Hòa Bình. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị tham gia Ban tổ chức.

Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh 

(HBĐT) - Ngày 9/8, Sở Y tế tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Tham dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Tổng Hội Y học Việt Nam, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.

Nhiều ca tử vong do sốt xuất huyết vì chủ quan

Nhiều người bệnh mắc sốt xuất huyết nhưng chủ quan nghĩ cảm sốt thông thường, chỉ đến khi bệnh trở nặng vào viện mới biết mắc sốt xuất huyết.

Hiệu quả từ mô hình câu lạc bộ sức khỏe người cao tuổi ở phường Chăm Mát

(HBĐT) - Với tổng số 999 hội viên, sinh hoạt tại 12 chi hội, những năm qua, hội viên người cao tuổi (NCT) phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm do T.Ư Hội NCT đề ra.

Kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 6/8, Sở NN&PTNT đã thành lập đoàn kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại TP Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục