(HBĐT) - Ngày 16/8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Tổ chức Y tế thế giới, các bộ, ngành liên quan và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố.
Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế ký kết với Giám đốc các
Trung tâm Y tế huyện, thành phố trực thuộc Sở Y tế về thực hiện giảm thiểu
chất thải nhựa.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ về việc giải quyết vấn đề chất thải nhựa,Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT về giảm thiểu rác
thải nhựa trong ngành Y tế. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế phải xây
dựng kế hoạch, mục tiêu, lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa từ hoạt động chuyên
môn y tế, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, người nhà, nhân viên y tế. Các
đơn vị y tế cũng cần phân loại triệt để chất thải nhựa, nilon khó phân hủy để
thu gom, tái chế; phấn đấu tiến đến chấm dứt việc sử dụng vật liệu nhựa dùng
một lần có thể thay thế và nilon khó phân hủy... Ngành Y tế tăng cường sử dụng
thuốc bằng đường uống, các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ
gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường; hoặc
có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, trong hoạt động
nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định và các hoạt động chuyên môn y tế nhằm giảm
phát sinh chất thải nhựa. Tại một số bệnh viện lớn, Sở Y tế và các cơ sở y tế
địa phương sớm tổ chức các hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa như: hạn chế sử
dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng làm từ nhựa dùng một lần
hoặc nilon khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà bệnh
nhân, nhân viên y tế; thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân
thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng...
Tại hội nghị, Bộ Y tế tổ chức ký cam
kết giữa lãnh đạo Bộ Y tế với Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Tại các
điểm cầu, Giám đốc Sở Y tế ký kết với Giám đốc các Trung tâm Y tế huyện, thành
phố trực thuộc Sở Y tế về thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa.
Việt Lâm
(HBĐT) - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị N., 32 tuổi ở xã Phú Minh (Kỳ Sơn) mang thai 40 tuần chuyển dạ. Khi đang theo dõi trên bàn đẻ, cổ tử cung đã mở xuất hiện cơn co tử cung cường tính nguy hiểm cho mẹ và thai nhi (nguy cơ vỡ tử cung, suy thai hoặc chết thai nhi...).
Chế độ ăn nhiều thực vật hơn thịt giúp giảm 16% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và 25% nguy cơ tử vong sớm.
(HBĐT) - Hồi 22h30’ ngày 27/7, Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tiếp nhận 2 bệnh nhân: Hàng Y Giọ (5 tuổi) và Hàng Y Nhẫn (9 tuổi), cùng trú tại xã Pà Cò (Mai Châu). Cả 2 bệnh nhân bị ong đất đốt nhiều nốt vào đầu, mặt, chân, tay. Trong đó, bệnh nhân Hàng Y Giọ bị đốt khoảng 23 nốt và trong tình trạng lơ mơ, khó tiếp xúc, da tái lạnh, khó thở. Nốt đốt sưng có vùng hoại tử ở trung tâm. Các bác sỹ đã tiến hành hồi sức tích cực, cấp cứu phản vệ, đặt ống nội khí quản, cấp cứu ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong vào lúc 2h30’ ngày 28/7 với kết luận sốc phản vệ độ 3 do ong đất đốt.
(HBĐT) - Ngày 10/8, Bệnh viện MEDLATEC (Hà Nội) phối hợp với Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức Gala khởi động tầm soát và quản lý thalassemia (còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh) tại Hòa Bình. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị tham gia Ban tổ chức.
(HBĐT) - Ngày 9/8, Sở Y tế tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Tham dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Tổng Hội Y học Việt Nam, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.
Nhiều người bệnh mắc sốt xuất huyết nhưng chủ quan nghĩ cảm sốt thông thường, chỉ đến khi bệnh trở nặng vào viện mới biết mắc sốt xuất huyết.