(HBĐT) - Hiện nay, công tác dân số chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Chất lượng dân số được cải thiện là cơ sở, tiền đề để xã hội phát triển. Trong năm 2019, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dân số, nhờ vậy, chất lượng dân số từng bước được cải thiện. Người dân có ý thức quan tâm tới việc khám, sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tình trạng tảo hôn giảm còn 209 trường hợp (giảm 92 trường hợp so với năm 2018)...


Để góp phần nâng cao chất lượng dân số, tỉnh tích cực tuyên truyền về mối nguy hiểm và cách phòng bệnh tan máu bẩm sinh cho người dân. Ảnh: Cán bộ DS-KHHGĐ xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh cho phụ nữ trước khi kết hôn.

Thước đo đầu tiên của chất lượng dân số thể hiện ở việc đảm bảo cho trẻ được sinh ra khỏe mạnh. Do đó, để giúp các cặp vợ chồng sinh con khỏe mạnh, giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, năm 2019, Chi cục DS-KHHGĐ thực hiện ký hợp đồng trách nhiệm với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tham gia chương trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Từ đó, nhận thức của người dân được cải thiện, phụ nữ mang thai quan tâm tới việc khám sàng lọc trong khi mang thai. Theo khảo sát tại Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, tỷ lệ trẻ em sinh ra mắc dị tật bẩm sinh giảm mạnh.

 Bên cạnh đó, Chi cục DS-KHHGĐ phối hợp với các sở, ban, ngành, huyện, thành phố triển khai mô hình "Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân”, xây dựng các câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân. Trong năm 2019, Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức được 4 hội nghị triển khai xây dựng CLB tiền hôn nhân điểm tại 4 xã thuộc huyện Lương Sơn và Yên Thủy; củng cố, duy trì hoạt động của 8 CLB tại 4 huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc. Tổ chức triển khai hội thảo tuyên truyền, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên, vị thành niên tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Quách Thị Kim, học sinh lớp 10A3, trường THPT Quyết Thắng (Lạc Sơn) chia sẻ: Em rất vui và hào hứng khi được tham gia hội thảo tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản do Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tổ chức tại trường vào tháng 10 vừa qua. Tại hội thảo, em được nghe các chuyên gia tư vấn cung cấp nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến sức khỏe sinh sản như: cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục; tình dục an toàn; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và tác hại của phá thai không an toàn; tư vấn lợi ích khám sức khỏe trước hôn nhân; tác hại của hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn…

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dân số, ngành Dân số tỉnh quan tâm đặc biệt tới công tác truyền thông phòng bệnh tan máu bẩm sinh trong nhân dân. Chi cục DS-KHHGĐ tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tan máu bẩm sinh; phối hợp với Bệnh viện Meclatec tổ chức gala khởi động "Chương trình tầm soát và quản lý Thalassemia tại Hòa Bình".

 Nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS)-KHHGĐ, Chi cục DS-KHHGĐ đẩy mạnh thực hiện tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ, SKSS. Hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo thuận tiện, an toàn. 100% trạm y tế xã được trang bị phương tiện kỹ thuật làm dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ. 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản - nhi đã thực hiện được các dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ thông thường. Từ đó, số người sử dụng biện pháp tránh thai năm sau cao hơn năm trước. Năm 2019, toàn tỉnh có 59.674 người sử dụng biện pháp tránh thai, đạt 102,7% kế hoạch.

Các hoạt động nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) được triển khai sâu rộng. Toàn tỉnh tổ chức điểm 3 hội nghị gặp mặt các gia đình sinh con một bề là gái làm kinh tế giỏi, các cháu có thành tích học tập tốt tại huyện Cao Phong, Yên Thủy và Lạc Thủy. Chi cục DS-KHHGĐ phối hợp với Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ) tổ chức hội nghị hướng dẫn, triển khai khung đánh giá, giám sát về mất cân bằng GTKS và triển khai thử nghiệm khung đánh giá, giám sát về mất cân bằng GTKS tại 5 huyện. Năm 2019, tỷ số GTKS của tỉnh giảm xuống 112,7 bé trai/100 bé gái.

 Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục Trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng dân số, tỉnh cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác dân số. Các địa phương cần phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín để vận động nhân dân thực hiện các chính sách dân số. Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra SKSS tiền hôn nhân. Phát huy vai trò của mạng lưới y tế tư nhân nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ tiếp cận các dịch vụ về dân số.

Thu Thủy


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục