Số liệu cập nhật đến 6 giờ ngày 17-2, cho thấy, thế giới có 71.223 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona - Covid-19, với 1.770 người tử vong.


 

Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh: WBNS-10TV Columbus Ohio)

Theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, thế giới ghi nhận thêm 1.934 người mắc bệnh, 100 người tử vong so với mức 69.289 người mắc bệnh và 1.670 người tử vong được thống kê ở thời điểm 22 giờ, ngày 16-2.

Cũng tính từ thời điểm 22 giờ, ngày 16-2 đến 6 giờ sáng 17-2, riêng Trung Quốc đại lục có thêm 1.933 người mắc bệnh ở 31 tỉnh thành, tăng từ mức 68.509 người lên 70.442 người mắc bệnh.

Số người tử vong tại Trung Quốc đại lục tính đến 6 giờ sáng 17-2 là 1.765 người.

Số người nghi nhiễm tại Trung Quốc đại lục là 8.228 người, số người hồi phục xuất viện là 10.435 người.

Trong ngày hôm qua, Đài Loan (Trung Quốc) xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong do Covid-19 là một bệnh nhân nam hơn 60 tuổi, có bệnh tiểu đường và viêm gan siêu vi B. Bệnh nhân này chưa từng đi khỏi Đài Loan (Trung Quốc) trong thời gian gần đây.

Con số cụ thể về số ca tử vong bên ngoài Trung Quốc đại lục:

Phillippines: một người tử vong;

Hồng Kông (Trung Quốc): một người tử vong;

Nhật Bản: một người tử vong.

Pháp: một người tử vong

Đài Loan (Trung Quốc): một người tử vong

Tại Việt Nam, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 16-2, không có ca dương tính mới Covid-19, vẫn ở mức 16 người mắc bệnh. Số trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 (có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch) là 61 người, đang được tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng.

Thống kê cụ thể các ca mắc Covid-19 ngoài Trung Quốc đại lục tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ:

1. Nhật Bản: 414 trường hợp

2. Singapore: 75 trường hợp

3. Hồng Kông (Trung Quốc): 57 trường hợp

4. Thái Lan: 34 trường hợp

5. Hàn Quốc: 29 trường hợp

6. Malaysia: 22 trường hợp

7. Đài Loan (Trung Quốc): 20 trường hợp

8. Đức: 16 trường hợp

9. Australia: 15 trường hợp

10. Việt Nam: 16 trường hợp

11. Mỹ: 15 trường hợp

12. Pháp: 12 trường hợp

13. Ma Cao (Trung Quốc): 10 trường hợp

14. Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: chín trường hợp

15. Anh: chín trường hợp

16. Canada: tám trường hợp

17. Ấn Độ: ba trường hợp

18. Philippines: ba trường hợp

19. Italia: ba trường hợp

20. Nga: hai trường hợp

21. Tây Ban Nha: hai trường hợp

22. Nepal: một trường hợp

23. Sri Lanka: một trường hợp

24. Phần Lan: một trường hợp

25. Cambodia: một trường hợp

26. Thuỵ Điển: một trường hợp

27. Bỉ: một trường hợp

28. Ai Cập: một trường hợp

Theo BaoNhanDan

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục