(HBĐT) - Cách đây 65 năm, Bác Hồ gửi thư cho ngành Y tế với lời dặn: "Cán bộ và nhân viên ngành y phải thật thà, đoàn kết, thương yêu người bệnh, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với sự nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng gắn với nhu cầu thực tế của nhân dân”. Thực hiện lời dạy của Bác, 65 năm qua, ngành Y tế Hòa Bình đã nỗ lực vượt bậc nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời kỳ mới.



Bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư trang thiết bị mổ nội soi hiện đại đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Tăng cường nhân lực, hoàn thiện mạng lưới

Sau ngày hòa bình lập lại, ngành Y tế Hòa Bình đã tập trung xây dựng và phát triển y tế nhân dân. Các phong trào "ba diệt, ba sạch”, phong trào "sạch làng tốt ruộng” làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi, góp phần giảm các bệnh dịch như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng... Năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không lực hết sức ác liệt ra miền Bắc, cán bộ y, bác sỹcủa ngành tham gia cấp cứu thương, bệnh binh ở tất cả các tuyến, để hạn chế thương vong cho chiến sỹvà đồng bào, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Sau khi đất nước giải phóng, ngành đã khẩn trương bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống bệnh dịch. Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành đã chủ động tập trung khắc phục mọi khó khăn, trong điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng thấp kém, nhân lực thiếu thốn, trang thiết bị y tế lạc hậu trong khi nhu cầu KCB của nhân dân ngày càng tăng, nhiều bệnh dịch mới lạ, nguy hiểm phát sinh. Phương châm của ngành Y tế Hòa Bình là: Tự lực kế thừa, vừa phát triển số lượng, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết hợp giữa phòng bệnh và chữa bệnh, lấy dự phòng là chính, kết hợp đông -tây y, chú trọng phát triển y học cổ truyền, xây dựng Y tế Hòa Bình ngày càng phát triển.

Trước đây, nguồn nhân lực của ngành thiếu thốn, rất ít người được đào tạo đại học, sau đại học. Trong những gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhân lực của ngành y tế ngày càng được nâng cao. Hàng năm, ngành cử hàng trăm lượt cán bộ, bác sỹđào tạo tiến sỹ, chuyên khoa 2, Thạc sỹ, chuyên khoa 1. Đến nay, ngành đã có 262 người có trình độ sau đại học (tiến sỹ, chuyên khoa cấp 2, thạc sỹ, chuyên khoa cấp 1), 1.030 người trình độ Đại học và hơn 2.000 người tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp. Tỷ lệ bác sỹđạt 8,7 người /1 vạndân, 25,56 giường bệnh/1vạndân, 70% trạm y tế tuyến xã có bác sỹ, 100% thôn, bản có nhân viên y tế, cộng tác viên dân số hoạt động.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, ngành Y tế đã tích cực triển khai thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, xây dựng bộ máy từ tỉnh, đến huyện, xã. Trước đây, ngành quản lý 50 đơn vị, đến nay còn 20 đơn vị với phương châm tinh gọn nhưng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng cao.

Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh được đầu tư trang thiết bị nhằm hiện đại hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân. Ngoài Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng I với quy mô 582 giường bệnh, đã triển khai thành công gần 300 dịch vụ kỹ thuật cao, các Trung tâm Ytế huyện, thành phốcũng không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, áp dụng nhiều kỹ thuật của tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Với quan điểm, y tế cơ sở là nền tảng, y tế dự phòng là then chốt, trong những năm qua, ngành đã đầu tư xây mới, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất cho Trung tâm Ytế tuyến huyện. Hỗ trợ kinh phí đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật cho tuyến cơ sở. Những việc này góp phần tích cực đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, phát triển nguồn nhân lực, tập trung nguồn lực đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Công tác y học cổ truyền được chú trọng. Ngoài Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh, các Trung tâm Ytế huyện, thành phố, trạm y tế xã đều có khoa, phòng y học cổ truyền để kết hợp đông - tây y trong điều trị. Hội Đông y từ tỉnh đến xã đang phát huy vai trò của mình, tận dụng thế mạnh cây, con làm thuốc, thế mạnh của các lương y, các ông lang, bà mế với những bài thuốc gia truyền để chữa trị cho người dân. Từ đó, công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày một tốt hơn, nhất là việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở vùng có kinh tế khó khăn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường y đức phục vụ nhân dân

 

Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Nghề y là một nghề hết sức cao quý và đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, được xã hội tôn vinh. Chính vì vậy, cán bộ y tế phải không ngừng ra sức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc. Đồng thời, không ngừng trau dồi phẩm chất, đạo đức của cán bộ y tế, tận tâm với người bệnh, quan tâm thực hiện thật tốt lời dạy của Bác Hồ. Trong những năm qua, học tập và làm theo lời Bác, ngành Y tế Hòa Bình thực hiện đổi mới, phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh tại tất cả các đơn vị trực thuộc. Trong đó, tập trung nâng cao y đức, y thuật, sự hài lòng của người bệnh và niền tin của nhân dân.
Kỷ niệm 65 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, nguyện học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên, không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với trên 90% dân số tham gia BHYT, lộ trình BHYT toàn dân đang trên đà tiến nhanh, ngành Y tế đã và đang trở thành "điểm tựa” vững chắc trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 


Việt Lâm


Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc chung tay phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Đẩy mạnh tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên, tặng khẩu trang y tế, tham gia phun thuốc khử trùng phòng, chống dịch là những hành động thiết thực của tuổi trẻ huyện Tân Lạc trong việc chung tay phòng, chống dịch Covid-19.

Hướng dẫn phòng chống Covid-19 đối với trung tâm thương mại, khu du lịch

Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với khu dịch vụ, áp dụng cho trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch.

Kịp thời, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(HBĐT) - Trong buổi kiểm tra tình hình thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh Covid -19 tại các trường học và bệnh viện trên địa bàn TP Hòa Bình, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã nhấn mạnh: Với phương châm "chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị tỉnh phải vào cuộc một cách chủ động, tích cực. Phải xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành đề ra; huy động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Hà Nội thêm 3 ca nghi nhiễm nCoV

Sở Y tế Hà Nội chiều 20/2 ghi nhận thêm 3 ca nghi nhiễm nCoV, là những người từ Trung Quốc về và có biểu hiện bệnh đường hô hấp.

Thêm 1.779 bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc xuất viện

Theo thông báo mới ra ngày 20/2, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết tính đến hết ngày 19/2, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 16.155 ca xuất viện sau khi bình phục. Riêng trong ngày 19/2 đã có 1.779 bệnh nhân khỏi bệnh và xuất viện tại nước này.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều 20/2, đoàn công tác của BCĐ phòng, chống dịch Covid -19 gồm: Sở Y tế, Cục Quản lý thị trường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục