(HBĐT) - Hiện nay, các loại túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa sử dụng một lần được dùng để đựng thực phẩm trở nên phổ biến vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, ít người không biết, hoặc biết mà không quan tâm vật dụng rẻ, tiện này tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là khi dùng để đựng thức ăn nóng. Chưa kể, chúng còn gây ô nhiễm môi trường.


Tại chợ Phương Lâm (TP Hòa Bình), người dân chủ yếu sử dụng túi nilon đựng thực phẩm.

Ra đường, ra chợ không khó để thấy những bà nội trợ dùng túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa để đựng đồ ăn chín, thực phẩm chưa qua chế biến. Anh Nguyễn Văn Chiến, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: Một lần đi mua chè nóng cho con, thấy cô bán hàng định múc chè nóng vào cốc nhựa tôi hỏi có cốc thủy tinh hay sứ không mua thêm để đựng. Cô bán hàng trả lời không có và hỏi vặn lại: Cốc nhựa thì làm sao? Khi tôi bảo đồ nóng đựng vào cốc nhựa, thôi nhựa ra thì ăn cả nhựa. Cô bán hàng nhìn tôi từ đầu đến chân: Ở đây toàn làm thế. Có sao đâu. Đã thấy ai chết đâu.

Lần khác đi mua bánh mì pa-tê ở đường Chi Lăng. Quán ngay mặt đường, tiện lợi cho người mua mang về. Bánh mì sau khi kẹp thịt, trứng, gia vị được ép nóng. Những người mang bánh về chủ quán đựng trong túi nilon. Khi được hỏi xin giấy trắng lót bánh mì không có. Nếu khách dùng giấy lót thì sử dụng giấy ăn dùng 1 lần. Đây là hai trong số rất nhiều cửa hàng, quán ăn dùng túi nilon đựng đồ ăn, đồ uống nóng. Có thể thấy, rất nhiều chủ quán hàng ngày vẫn sử dụng túi nilon, hộp nhựa dùng 1 lần để đựng thức ăn nóng.

Đồng chí Bùi Văn Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết: Trong những năm gần đây, tình trạng sử dụng túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa trong đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng, chín khá tùy tiện, tràn lan. Túi nilon có 2 loại: Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người. Loại thứ hai (là loại chúng ta đang dùng phổ biến) chính là túi nilon tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Trong đó, thậm chí có cả hộp thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu... Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì... (là những chất dẫn đến bệnh ung thư). Quá trình thôi nhiễm chất độc từ túi nilon diễn ra mạnh hơn khi chịu tác động lớn của nhiệt. Túi nilon hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng như sữa đậu nóng, nước ngô, nước canh, cơm ở 78-80oC sẽ khiến các chất phụ gia làm mềm, dẻo, dai túi nilon, gây phản ứng phụ, dễ dàng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn. Một trong những chất đó là chất DOP (dioctin phatalat) giống như hormon nữ, vì thế, rất có hại cho nam giới, trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. Chính vì thế, để sử dụng túi nilon an toàn, người dân nên chọn các loại túi không màu, có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay...

Bộ Y tế cũng khuyến cáo: Không dùng hộp xốp chứa đựng các loại thức ăn, đồ uống nóng trên 100oC, nhất là các loại thức ăn rán có nhiều mỡ đang nóng; không dùng hộp xốp chứa đựng thức ăn, đồ uống chua (dưa muối, sa lát trộn dấm, nước chanh, nước chè chanh...) hay mỡ, dầu ăn; không dùng lò vi sóng để làm nóng thực phẩm chứa trong hộp xốp; chỉ dùng sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm; sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không nên dùng trong thời gian dài. Ngoài ra, các nhà sản xuất, kinh doanh và quản lý hộp xốp, hộp nhựa phải tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Quan trọng hơn, người dân cần tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn, sử dụng các đồ gia dụng.



Việt Lâm

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục