(HBĐT) - Trên cả nước hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS). Mỗi năm có hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh, trong đó, khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Tỷ lệ người dân mang gen bệnh TMBS ở vùng miền núi, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 2-40%. Một trong những nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết thống.


Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi tư vấn cho phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản về các biện pháp thăm dò đặc hiệu, để chẩn đoán mang gen bệnh tan máu bẩm sinh.

Tại tỉnh ta, tuy chưa có con số thống kê người mắc TMBS, nhưng theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi T.Ư, được thực hiện năm 2010-2011 tại 3 xã Nam Thượng, Đú Sáng, Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cho thấy, tỷ lệ người mang gen bệnh TMBS trong số những người lấy mẫu xét nghiệm lên tới 24,5%. Từ đó đến nay, các hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về bệnh TMBS được các ban, ngành, đoàn thể phối hợp triển khai tích cực. Đến nay, toàn tỉnh củng cố, duy trì hoạt động của 10 CLB tiền hôn nhân tại các huyện: Kim Bôi, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn. Thành phần tham gia CLB gồm các ban, ngành, đoàn thể xã, già làng, trưởng bản, cộng tác viên dân số, nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên, các bạn trẻ sắp bước vào hôn nhân, người có nhu cầu quan tâm.

Năm 2019, ngành Y tế đã thực hiện truyền thông về bệnh TMBS, sàng lọc trước sinh, sơ sinh qua băng rôn tuyên truyền tại các trục đường chính, nhân bản và phân phối trên 3.800 tờ áp phích tuyên truyền, phối hợp với Bệnh viện đa khoa Medlatec tổ chức gala khởi động "Chương trình tầm soát và quản lý Thalassemia tại Hòa Bình". Bên cạnh đó, ký hợp đồng trách nhiệm với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tham gia thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức tập huấn với nội dung về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho các già làng, trưởng bản.

Tiếp tục nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu của công tác dân số trong năm 2020. Theo đó, hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống với bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh), tầm quan trọng của tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh được đẩy mạnh. Đồng chí Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế nhận định: Việc thực hiện tư vấn, tầm soát trước sinh, tầm soát sơ sinh không chỉ là chuyện của cá nhân, gia đình, mà chính là bước đi lâu dài của ngành Dân số nói riêng, của xã hội nói chung, nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi, hướng tới một tương lai hạn chế thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, bệnh TMBS có thể phòng hiệu quả tới 90-95%, bằng các biện pháp như: khám sức khỏe trước hôn nhân, để xác định cá nhân có mang gen bệnh hay không, từ đó, giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân, quyết định mang thai, sinh đẻ, nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh.

Ngành Y tế đang tích cực truyền thông, cung cấp những thông tin về tình hình bệnh TMBS, bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể, bệnh bẩm sinh, về nguyên nhân gây bệnh, các giải pháp chủ yếu trong điều trị và phòng chống, thông qua cung cấp tài liệu truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, truyền thông tại các trường THCS, THPT, tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân. Các địa phương linh hoạt trong triển khai các hoạt động. Trong đó, chú trọng mở rộng hình thức truyền thông hiện đại, để cung cấp thông tin, tư vấn qua internet, trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động và các phương tiện thông tin khác. Tăng cường truyền thông trên các trang tin có nhiều người truy cập, trang tin vị thành niên, thanh niên, nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ưa thích, quan tâm.  



 Bùi Minh

Các tin khác


Sử dụng túi nilon, đồ nhựa đựng thức ăn - tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe

(HBĐT) - Hiện nay, các loại túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa sử dụng một lần được dùng để đựng thực phẩm trở nên phổ biến vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, ít người không biết, hoặc biết mà không quan tâm vật dụng rẻ, tiện này tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là khi dùng để đựng thức ăn nóng. Chưa kể, chúng còn gây ô nhiễm môi trường.

27 ngày cộng đồng an toàn, Việt Nam được đánh giá cao công tác phòng, chống dịch

Sáng 13-5, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận thêm ca mới mắc Covid-19. Tính từ 6 giờ ngày 16-4 đến 6 giờ ngày 13-5, Việt Nam có 27 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới và một số chuyên gia quốc tế đã đánh giá cao về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhanh và hiệu quả tại Việt Nam.

Phòng tránh nguy cơ tử vong do ngộ độc nấm

(HBĐT) - Qua thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), từ năm 2014 - 2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc, làm 35 người mắc, 2 người tử vong. Gần đây nhất, vào tháng 5/2019, tại xóm Diều Bồ, xã Tân Minh (Đà Bắc) xảy ra 1 vụ, 3 trường hợp mắc ngộ độc nấm. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ tử vong do ngộ độc nấm, nhưng một bộ phận người dân vùng núi của tỉnh như Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn, ân Lạc... vẫn giữ thói quen đi rừng, hái nấm tự nhiên về ăn.

Sáng 12/5, không có ca mắc mới, Việt Nam chỉ còn 20 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19

Bản tin lúc 6h00 ngày 12/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 26 ngày Việt Nam không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng. Hiện trong số 39 ca bệnh còn lại ở nước ta, đã có 19 ca âm tính trên 1 lần với virus gây COVID-19, chỉ còn 20 ca bệnh dương tính

Sáng 11/5, đã 25 ngày không có ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng, hơn 25.000 người cách ly chống dịch

Bản tin lúc 6h00 ngày 11/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Việt Nam đã sang ngày thứ 25 không có ca mắc COVID-19 trong công đồng. Hiện có hơn 25.000 người đang cách ly chống dịch

Người phải cách ly tập trung do COVID-19 được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh như thế nào?

Trong thời gian cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế do dịch COVID-19, người dân khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục