(HBĐT) - Rèn luyện thể dục, thể thao là phương pháp hữu hiệu nhất để duy trì sức khỏe, phòng chống bệnh tật, nhất là ở người cao tuổi. Tuy nhiên, nếu rèn luyện không đúng cách, không đúng thời điểm, nhất là trong trời đông giá rét thì hệ lụy sẽ khôn lường.


Mùa đông, đường đê Đà Giang (TP Hòa Bình) thu hút đông đảo người dân đi bộ rèn luyện sức khỏe.  

Cuối tuần rét mướt, mấy chị em cùng xóm rủ nhau đi quán cà phê tâm tình, xả stress nhưng chị Phượng, một thành viên trong nhóm cự nự: Thôi các chị đi đi, em không đi được, mẹ chồng em đang ốm! Theo lời chị Phượng, vì quá chăm chút cho sức khỏe nên mẹ chồng chị duy trì khá đều đặn việc tập luyện. Nếu là mùa hè, cụ dậy từ 4h lên sân thượng tập khoảng 2 tiếng đồng hồ, gồm cả thời gian ngồi thiền và một phần thời gian dành cho những bài quyền, còn mùa đông lịch tập từ 4h30 - 6h30, địa điểm vẫn là sân thượng có mái che nhưng không thể ngăn gió lộng ở 3 phía. Ngoài ra, buổi tối từ 19h30, mẹ chồng chị có mặt ở Quảng trường Hòa Bình cùng các cụ tập luyện, đến khoảng gần 22h mới về nhà. Việc duy trì lịch tập luyện này không thể gọi là bất cập, nếu trong tiết trời ấm áp của mùa hè, thu, nhưng hiện đang là những ngày đông giá rét và điều quan trọng bà cụ đã ở tuổi 76. 

Thực tế phong trào thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể ở TP Hòa Bình khá tốt, nhất là cư dân sinh sống ở 2 bên bờ sông Đà. Vào mùa hè, khoảng 4h, mùa đông khoảng 4h30, đường lên đập thủy điện Hòa Bình đã rộn rã tiếng nói, cười. Từng tốp 5 - 7 người, có tốp khoảng 15 - 20 người, chủ yếu là lứa tuổi trung niên đi bộ hoặc xe đạp địa hình. Đi hết đường, có tốp thong thả quay về, có tốp ở lại chọn chỗ bằng phẳng để tập những bài tập dưỡng sinh, nhịp điệu, aerobic… Dưới lòng sông, cũng khung giờ ấy đã thấy nhấp nhô những chiếc áo phao của người dân yêu thích môn bơi lội. Từ năm 2016, khi Quảng trường Hòa Bình đi vào khai thác, phục vụ, không gian thoáng rộng 14,5 ha, tiện ích với hệ thống đèn chiếu sáng, các cột đèn nấm, lối đi lát bê tông đã trở thành điểm đến để giải trí, thư giãn, tập luyện thể dục, thể thao duy trì sức khỏe của Nhân dân. Vào sáng sớm, chiều muộn và buổi tối, khu Quảng trường luôn nhộn nhịp người đi bộ, đạp xe, tập yoga, khiêu vũ, tập dưỡng sinh, lớp trẻ trượt patin, nhảy hip hop… để tăng cường thể lực, sự dẻo dai cho cơ thể. 

Khi việc tập luyện thể dục, thể thao của người dân trở thành phong trào thì đó là điều tốt. Việc duy trì thường xuyên hoạt động tập luyện thể dục, thể thao đem lại những lợi ích như: Kiểm soát cân nặng, phòng ngừa bệnh tật, tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng, tạo giấc ngủ ngon… Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách, không đúng thời điểm có thể gây ra những tác dụng ngược cho cơ thể cũng như sức khỏe con người. Vào mùa đông, nhiều người vẫn giữ thói quen dậy rất sớm để tập thể dục, điều này dễ dẫn đến tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong do suy hô hấp,  đau tim, đột quỵ, nhất là ở người cao tuổi. 

Thúy Hằng
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục