(HBĐT) - Từ ngày 1/1/2021, quy định thông tuyến tỉnh trong khám, chữa bệnh (KCB) BHYT có hiệu lực. Quy định này tạo thuận lợi hơn cho người dân trong tiếp cận dịch vụ y tế. Theo đó, người bệnh có thẻ BHYT được tự lựa chọn điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh trên toàn quốc. Dù thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện, nhưng nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, không cần giấy chuyển tuyến theo trình tự từ cơ sở y tế tuyến dưới, người bệnh vẫn được coi là điều trị đúng tuyến. Quy định này không áp dụng cho KCB ngoại trú.


Bệnh viện Đa khoa tỉnh bố trí khu vực lấy số tự động khám, chữa bệnh mãn tính, tạo thuận lợi, giảm thời gian chờ đợi cho người dân.

Sáng 4/1, chúng tôi có mặt tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh. Lượng bệnh nhân đến khám tăng vọt so với trước đây. Theo tìm hiểu, ngoài lýdo là thứ Hai đầu tuần, sau kỳ nghỉ tết Dương lịch, bệnh nhân đến khám đông do nhiều trường hợp là bệnh nhân từ các huyện lên khám theo quy định thông tuyến mới của BHYT. Tuy nhiên, do đã có sự chủ động chuẩn bị từ trước, nên hoạt động tại Khoa Khám bệnh vẫn diễn ra bình thường, thông suốt, dù lượng bệnh nhân rất đông.

Trao đổi với chúng tôi, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: Thời điểm từ tháng 12/2020, khi quy định thông tuyến tỉnh trong KCB BHYT chuẩn bị có hiệu lực, BVĐK tỉnh đã khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để chủ động thực hiện việc đón tiếp bệnh nhân đến khám,điều trị nội trú dự kiến sẽ tăng vọt từ tháng 1/2021. Trước tiên, chúng tôi chú trọng tăng cường công tác truyền thông đến cán bộ, y, bác sỹ, nhân viên bệnh viện nắm được quy định này cũng như một số vấn đề cần lưu ý, điều chỉnh, sắp xếp khi thực hiện quy định thông tuyến tỉnh trong KCB BHYT. Đồng thời, tuyên truyền, giải thích trực tiếp cho các đối tượng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến KCB để hiểu rõ quy định. Ngoài truyền thông trực tiếp còn truyền thông rộng rãi đến Nhân dân, người bệnh về quy định mới trên website, facebook của bệnh viện.

Từ cuối tháng 11/2020, BVĐK tỉnh đã triển khai việc thanh toán chi phí KCB không dùng tiền mặt; đăng ký KCB qua mạng; triển khai việc lấy số tự động KCB mãn tính… để giúp thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân; giảm hiện tượng tập trung đông người tại khu vực Khoa Khám bệnh. Bệnh viện ưu tiên tăng cường nhân lực, vật lực cho việc lấy máu, xét nghiệm để giải quyết bài toán lượng bệnh nhân đến khám quá đông.

Bên cạnh đó, có phương án rà soát, sắp xếp lại cơ sở vật chất, nhất là số lượng giường bệnh phù hợp yêu cầu thực tế. Theo kế hoạch, năm 2021, BVĐK tỉnh được giao 768 giường bệnh, nhưng hiệnthực kê tới 1.084 giường bệnh. Bệnh viện đang tiến hành rà soát các phòng bệnh, phòng làm việc, dự kiến phải dồn, sắp xếp lại với quan điểm ưu tiên bố trí, sắp xếp thêm các phòng bệnh, kê thêm giường bệnh để có thể thu dung lượng bệnh nhân đến khám tăng.

BVĐK tỉnh vừa hoàn thành việc tuyển dụng 85 chỉ tiêu biên chế năm 2021 để bổ sung nguồn nhân lực cho các khoa, phòng. Hiện, bệnh viện có tổng số 686 cán bộ, y, bác sỹ, người lao động. Trong đó, có 3 tiến sĩ, 1 nghiên cứu sinh, 93 thạc sĩ, bác sỹ chuyên khoa II, chuyên khoa I và 73 bác sỹ. Đội ngũ bác sỹ của bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật phẫu thuật phức tạp về ngoại khoa, tim mạch, ung bướu, nhi khoa… Trước việc bệnh nhân tăng do thông tuyến tỉnh KCB BHYT, bệnh viện đã có phương án sắp xếp, bổ sung nhân lực cho các khoa dự kiến có số lượng bệnh nhân tăng cao. Việc thông tuyến KCB BHYT hiện mới được áp dụng ở tuyến tỉnh, các trường hợp KCB, điều trị nội trú tại tuyến T.Ư nếu không có giấy chuyển viện vẫn được chi trả 40%. Đây là lưu ý người dân cần hiểu rõ.

Đồng chí Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết thêm: Đội ngũ bác sỹ của bệnh viện đã,đang thực hiện nghiêm túc việc chỉ định điều trị nội trú đối với các trường hợp bệnh lý thực sự cần thiết. Với các trường hợp bệnh nhẹ tư vấn cho bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế các huyện, thành phố. Bởi hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đã được đầu tư, nâng cấp khá hiện đại; chất lượng đội ngũ y, bác sỹ cũng được nâng lên. Một số Trung tâm Y tế như: Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Đà Bắc… đã nhận chuyển giao, thực hiện thành công một số kỹ thuật phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh viện đã áp dụng một số phương pháp, kỹ thuật mới hỗ trợ tốt cho quá trình hậu phẫu, điều trị, giúp rút ngắn quá trình điều trị tại bệnh viện. Quan điểm sẽ cố gắng rút ngắn thời gian nằm điều trị cho bệnh nhân.


Dương Liễu


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục