(HBĐT) - Sùng Y Mỵ, dân tộc Mông, năm nay 15 tuổi, là học sinh lớp 9 trường PT DTNT THCS&THPT B Mai Châu (Mai Châu). Bằng tuổi Mỵ, nhiều bạn đã lấy chồng, thậm chí có người đã có con bồng, con bế. Nhưng Mỵ bảo, lấy chồng sớm khổ lắm, khi nào có nghề nghiệp thì Mỵ mới tính chuyện lập gia đình.


Học sinh trường PT DTNT THCS&THPT B Mai Châu (Mai Châu) biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. 

Một ngày cuối tháng 11/2020, chúng tôi có dịp lên Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Tại ngôi trường Sùng Y Mỵ đang học tập, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT); đồng thời, trao thưởng cuộc thi về chủ đề nói trên mà Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức cho hơn 300 học sinh tại đây. Sau 2 tháng nhà trường phát thanh nội dung tuyên truyền về chủ đề TH&HNCHT, học sinh đã tham gia cuộc thi viết, trả lời câu hỏi kiến thức, kể lại câu chuyện thực tế về vấn đề trên mà các em đã chứng kiến tại địa phương.

Tại buổi trao thưởng, học sinh đã biểu diễn nhiều tiểu phẩm với nhiều câu chuyện từ thực tế, nhất là về chủ đề tảo hôn, một vấn đề vẫn còn khá "nóng" trên địa bàn huyện Mai Châu trong những năm trở lại đây. Đưa ra các tình huống, rồi đóng vai là người tuyên truyền, khuyên giải, học sinh đã thể hiện sự hiểu biết của mình đối với vấn nạn đã tồn tại nhiều năm ở bản các em sinh sống. Em Sùng Y Mỵ, xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò chia sẻ: "Bằng tuổi em, ở xóm đã có nhiều bạn lấy chồng, có bạn nghỉ học, có bạn bị gia đình bắt lấy chồng. Em thấy các bạn lấy chồng sớm cuộc sống rất khổ. Em thì không như vậy, bố mẹ khuyên em cố gắng học tốt, sau này khi nào có nghề nghiệp thì mới tính đến chuyện lập gia đình”.
Em Hà Thị Ly, học sinh lớp 11A, là con em dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên tại xóm Đồng Hòa, xã Đồng Tân (Mai Châu) cũng có chung suy nghĩ như Mỵ. Ly kể, ở xóm em vẫn còn có trường hợp tảo hôn, đời sống của các cặp vợ chồng này gặp nhiều khó khăn do kinh tế chưa ổn định, họ thường xuyên xảy ra cãi vã, mâu thuẫn. "Khi nào tốt nghiệp THPT, trước hết em sẽ đi làm để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ, sau này mới tính đến chuyện lập gia đình” - Ly cho biết. 

Thầy giáo Tạ Quang Sỹ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Ở các địa bàn như Hang Kia, Pà Cò và một số xã lân cận, tình trạng tảo hôn còn xảy ra. Những năm qua, nhà trường đã đẩy mạnh tuyên truyền, khoảng 5 năm trở lại đây, trường không còn tình trạng học sinh bỏ học để lấy chồng, lấy vợ. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp gia đình học sinh đến đặt vấn đề, xin nhà trường cho học sinh nghỉ học để lập gia đình. Do đó, việc Ban Dân tộc tỉnh tổ chức cuộc thi cho học sinh về chủ đề TH&HNCHT rất thiết thực.

Đồng chí Đỗ Duy Sâm, Trưởng Ban Tuyên truyền (Ban Dân tộc tỉnh) cho biết: Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2019, Ban Dân tộc tỉnh đã khảo sát, lựa chọn địa điểm và xây dựng 11 mô hình "Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT” trên địa bàn tỉnh. Đến nay, với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, trên địa bàn không còn trường hợp hôn nhân cận huyết thống, tỷ lệ tảo hôn cũng giảm hơn 12% so với năm 2016. Tuy nhiên, Mai Châu vẫn là một trong những địa phương "nóng" về tỷ lệ tảo hôn. Năm 2016, huyện có 108 trường hợp tảo hôn, 9 tháng năm 2020, con số này là 33 trường hợp. Trong đó, các xã Hang Kia, Pà Cò vẫn là những địa bàn có tỷ lệ tảo hôn cao của huyện. Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với trường PT DTNT THCS&THPT B Mai Châu tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về TH&HNCHT cho học sinh. Trong giai đoạn tới (2021 - 2025), Ban Dân tộc tiếp tục nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả; đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức sinh động, trực quan hơn để tiếp tục giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT.

Viết Đào

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục