(HBĐT) - Hiện, thời tiết trên địa bàn tỉnh đang trong những ngày rét đậm, nền nhiệt xuống thấp nhất vào ban đêm và sáng sớm. Tại huyện Cao Phong, để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, các trường học đã triển khai nhiều biện pháp giữ ấm, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh, nhất là đối với trẻ mầm non.


Trong những ngày rét đậm, rét hại, trường mầm non Dũng Phong, xã Dũng Phong (Cao Phong) tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi, tiết học trong lớp.

Trường mầm non Dũng Phong, xã Dũng Phong (Cao Phong) có 14 lớp, gần 300 học sinh. Ngay từ đầu mùa đông, để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, nhà trường theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo về tình hình không khí lạnh. Chỉ đạo cán bộ, giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp các bậc phụ huynh để chăm sóc, bảo vệ trẻ tốt nhất trong thời tiết lạnh giá.

Đồng chí Nguyễn Thị Liên, Hiệu trưởng trường mầm non Dũng Phong cho biết: Công tác phòng, chống rét được nhà trường xác định là nhiệm vụ quan trọng khi mùa đông tới. Nhà trường đã triển khai sớm nhiều biện pháp nhằm giữ ấm, đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 100% lớp học được trang bị đủ chăn ấm, xốp trải nền, có hệ thống nước nóng, lạnh; cửa lớp học được che chắn, đóng kín tránh gió lùa. Các cô giáo thường xuyên nhắc nhở phụ huynh quan tâm, chăm sóc sức khỏe, chuẩn bị đầy đủ quần áo ấm cho trẻ khi đến trường. Bữa ăn hàng ngày được thay đổi, điều chỉnh theo khẩu phần của trẻ, đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nhà trường quan tâm sử dụng nguồn thực phẩm sạch, tận dụng quỹ đất làm vườn trồng rau, chia phần ăn sát giờ để đồ ăn luôn nóng sốt.

Trong những ngày rét đậm, rét hại, nhà trường hạn chế tổ chức các hoạt động ngoài trời, thay vào đó, tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi vận động trong nhà. Tuyên truyền, khuyến cáo phụ huynh học sinh điều chỉnh giờ giấc, có thể đưa trẻ tới trường muộn hơn bình thường, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, dù thời tiết lạnh nhưng tỷ lệ chuyên cần của học sinh nhà trường luôn đạt trên 90%.

Ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT huyện ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của cả năm, trong đó có nội dung chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất phòng ngủ, phòng học đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để bố trí lịch học phù hợp, cho học sinh nghỉ học theo quy định của Bộ GD&ĐT…

Đồng chí Kiều Thị Hồng Thủy, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: "Toàn huyện có 16 điểm trường mầm non với trên 3.300 học sinh. Để đảm bảo chất lượng chăm sóc trẻ, thời gian qua, ngành giáo dục huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, cũng như kiểm tra chất lượng tại các nhà trường. Đến nay, 100% trường mầm non toàn huyện trang bị đầy đủ chăn ấm, đệm, xốp trải nền; kiên cố hóa cơ sở vật chất, phòng học. Các trường thực hiện nghiêm chỉ đạo, công văn của Phòng cũng như Sở GD&ĐT; chủ động giải pháp để giữ ấm cho trẻ trong những ngày nhiệt độ hạ thấp; chú trọng bữa ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm để trẻ có đủ sức khỏe trong thời gian theo học, đảm bảo sĩ số đến lớp.

Đối với các điểm trường vùng cao, nhiều trẻ hoàn cảnh gia đình khó khăn, mặc quần áo không đủ ấm khi tới lớp, thời gian qua, cùng với hỗ trợ trực tiếp, Phòng GD&ĐT huyện tích cực kêu gọi các nhà hảo tâm, đoàn thiện nguyện hỗ trợ học sinh. Đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên ngành giáo dục huyện cũng chủ động đóng góp kinh phí mua quần áo, tất, mũ… cho các cháu hoàn cảnh khó khăn. Thông qua hoạt động kết nghĩa giữa các trường thuộc khối mầm non của huyện, các trường có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất huy động quần áo, chăn, tất, đồ dùng hỗ trợ kịp thời cho các điểm trường khó khăn. Vì vậy, công tác phòng, chống rét cho trẻ ở các trường mầm non của huyện luôn đảm bảo hiệu quả.


Thu Hằng


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục