"Chúng tôi đề nghị tất cả địa phương tập trung cao độ, bóc gỡ, triệt phá đường dây, nhà xe và xử lý nghiêm nhà xe nhận chở khách vượt biên”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.


Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội nghị.

Sáng 20-1, Bộ Y tế tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19, trực tuyến tại 63 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Hạn chế tới mức tối đa các chuyến bay quốc tế về Việt Nam

Tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp. Hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ đều có xu hướng gia tăng số ca mắc và tử vong với hơn 96 triệu ca nhiễm Covid-19 và hơn hai triệu trường hợp tử vong do Covid-19 tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ.

"Chúng tôi nhận định thế giới có thể chạm mốc 100 triệu nhiễm vào đợt tới. Một năm qua, số lượng người nhiễm Covid-19 tăng rất nhanh chóng. Trong lịch sử loài người, đây là dịch bệnh có sức lây lan và ảnh hưởng tới các quốc gia một cách mạnh mẽ nhất”, Bộ trưởng nói.

Tại Việt Nam, hiện nay trải qua thời gian dài không có ca nhiễm trong cộng đồng. Nhưng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại Việt Nam có một số điểm rất đáng quan ngại.

Trước hết, Bộ Y tế đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ cố gắng ngăn chặn và hạn chế tối đa việc nhập cảnh qua đường hàng không. Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1 và văn bản chỉ đạo, từ nay tới Tết nguyên đán, các chuyến bay, kể cả chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài trở về được hạn chế ở mức độ tối đa, với mục tiêu bảo vệ người dân có cái Tết an lành.

Tuy nhiên, với đường bộ, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua khu vực cửa khẩu, đường mòn lối mở, vượt biên trái phép hết sức phức tạp.

"Hiện nay, một vài nước trong khu vực vẫn mở chuyến bay thương mại nên bà con vẫn đi những chuyến bay này về các quốc gia đó và đi theo đường bộ vào Việt Nam. Ghi nhận trong những ngày gần đây, có những thời điểm lên tới 500 trường hợp vượt biên trái phép. Nguy cơ xâm nhập qua đường biên rất lớn”, Bộ trưởng cảnh báo.

Mặc dù hiện nay các tỉnh biên giới, các cửa khẩu tăng cường tối đa lực lượng chức năng. Lực lượng biên phòng đã tăng hơn trước nhưng tại các khu vực cửa khẩu như biên giới Tây Nam rộng, không có gì ngăn giữa hai nước, nên nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn tại khu vực này. 


Xử lý nghiêm những đường dây nhận chở khách vượt biên trái phép

Thời gian qua, chúng ta làm rất tốt, Nhưng hiện nay khi dịp Tết nguyên đán gần kề, tâm lý của bà con muốn trở về quê hương ăn tết, nhưng nếu để trong tình trạng nhập cảnh trái phép rất quan ngại lây nhiễm Covid-19 ra cộng đồng.

Qua theo dõi, trao đổi giám sát các trường hợp nhập cảnh, Bộ trưởng nhận định, mọi trường hợp vượt biên trái phép đều có sự liên kết với bên trong qua các nhà xe, các đường dây, qua đối tượng môi giới để vượt biên.

Các đối tượng này sử dụng mạng xã hội để trao đổi thông tin về các đường dây môi giới, dẫn người vượt biên. Hiện đã phát hiện có hơn 10 tỉnh, thành phố có hiện tượng như vậy.

"Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho các địa phương về những đối tượng, nhà xe này. Chúng tôi đề nghị tất cả địa phương tập trung cao độ, bóc gỡ, triệt phá đường dây, nhà xe và xử lý nghiêm nhà xe nhận chở khách vượt biên. Chúng ta không cấm đồng bào về nước, nhưng phải về theo đường chính ngạch, phải cách ly tập trung, bảo đảm an toàn cho cả nước chúng ta. Nếu tiếp tục để thế này sẽ rất căng thẳng”, Bộ trưởng nói.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia đề nghị phát động toàn dân phát hiện trường hợp nhập cảnh trái phép từ nước ngoài trở về không cách ly.

"Chúng tôi hoan nghênh trường hợp người mẹ ở Vĩnh Long báo cáo chính quyền về trường hợp con mình nhập cảnh trái phép. Các địa phương cần phát động đợt cao điểm làm sao mỗi một người dân trở thành một chiến sĩ, phát giác, báo cáo chính quyền địa phương khi có người từ nước ngoài trở về. Chúng tôi mong muốn với người có người thân ở nước ngoài có cam kết với chính quyền địa phương, không đón người nhà trở về nếu không qua cách ly”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, việc thực hiện cách ly rất tốt nhưng ở đâu đó có sự phối hợp, không tuân thủ quy trình cách ly. Bộ Y tế đã đi kiểm tra tại các địa phương tại các khu cách ly nhận thấy, có nơi có sự phối hợp tốt nhưng có điểm phối hợp chưa tốt.

Thực tế, Covid-19 có thể phát hiện hơn 10 ngày, do đó, các đối tượng tiếp xúc gần phải tiếp tục cách ly 14 ngày nữa. Nhưng tại một số địa phương, khi có kết quả âm tính lại thả những người tiếp xúc gần ra.

Cũng theo Bộ trưởng, điểm mới trong lần này, Thủ tướng chỉ đạo, tất cả trường hợp, kể cả chuyên gia, tổ bay, nhập cảnh phải cách ly tập trung 14 ngày không có ngoại lệ, không cách ly tại nhà, trừ trường hợp ngoại giao đặc biệt do Bộ Ngoại giao quyết định.

"Chúng ta phải giữ chặt, từng li, từng tí một mới kiểm soát được lây nhiễm Covid-19. Dù trong bối cảnh hiện nay, một số nước đã có vaccine tiêm phòng, nhưng việc lây nhiễm Covid-19 còn lây nhanh hơn tốc độ tiêm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trong cách ly tập trung, không để xảy ra lây nhiễm trong khu cách ly vì nếu vậy sẽ tiếp tục cách ly 14 ngày sẽ rất căng thẳng.

Bộ trưởng yêu cầu các địa phương luôn phải chuẩn bị cho tình huống phát hiện Covid-19 tại cộng đồng. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta phải thần tốc hơn nữa, khoanh vùng càng nhanh, cách ly càng nhanh sẽ giảm được lây nhiễm Covid-19. Tại TP Hồ Chí Minh, chúng ta làm thật nhanh chỉ có ba trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng.

Chúng ta cần phải đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt. Các cơ sở y tế đặt trong tình trạng báo động ở mức cao nhất, để không lây nhiễm trong bệnh viện.

Bộ trưởng cũng cho biết, hiện nay, các mẫu xét nghiệm của những người sẽ tham gia Đại hội Đảng lần thứ XIII đều âm tính. Bộ Y tế đã triển khai biện pháp cần thiết để tổ chức Đại hội Đảng một cách an toàn nhất.

Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục