Trời rét đậm trong ngững ngày vừa qua tại miền Bắc đã gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều bệnh viện đã ghi nhận sự gia tăng số lượng bệnh nhân nhập viện có nguyên nhân liên quan đến thời tiết, trong đó đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ tại các khu vực miền núi.

Theo ghi nhận tại BV Đa khoa huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), tỷ lệ trẻ em đến khám tăng gần gấp đôi so ngày thường, trung bình từ 30 đến 40 ca/ngày. Đa số các trường hợp phải nhập viện do viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa. Ngoài trẻ nhỏ, tỷ lệ người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa nội cũng tăng lên đáng kể, khoảng 40 ca/25 giường bệnh, chủ yếu các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, cao huyết áp.

Trẻ nhập viện gia tăng

Bác sỹ Trần Hoàng Linh, Khoa Quốc tế, BV Nhi Trung ương sau  chuyến đi khám chữa bệnh tại BV Đa khoa Đồng Văn cho biết: "Bệnh nhân vào khoa nhi của BV Đa khoa Đồng Văn trong thời gian gần đây chủ yếu bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Đặc biệt, trong đợt không khí lạnh này, tỷ lệ trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp tăng lên rất đáng kể. Nhiều trẻ đến viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, có trẻ đến trong tình trạng hạ thân nhiệt phải đặt nội khí quản để thở máy”.

Tại BV Đa khoa huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) cũng ghi nhận tình trạng tương tự, khi số bệnh nhân đến khám và điều trị do thời tiết giá lạnh tăng đáng kể, đặc biệt là đối tượng người già và trẻ nhỏ. Trung bình, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 250-300 lượt khám, tập trung chủ yếu ở các khoa nhi, tim mạch, tai mũi họng, hô hấp… Số người già bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đột quỵ, xương khớp nhập viện tăng cũng khoảng 25% so với những ngày thời tiết không giá lạnh. Trước đó, ngay từ đầu mùa đông, bệnh viện đã có nhiều biện pháp phòng, chống rét cho bệnh nhân nội, ngoại trú đến khám và điều trị tại viện.



Bác sỹ Vương Thị Xinh, khoa Nhi BV Đa khoa huyện Mèo Vạc khuyến cáo, trong thời tiết giá rét, nhiệt độ xuống thấp đột ngột, người dân cần chủ động phòng tránh, trang bị thêm cho bản thân và gia đình những kiến thức giữ ấm cơ thể tối thiểu. Đối với người già thì không nên dậy quá sớm, vận động đột ngột, ở phòng kín gió. Cần mặc quần áo đủ ấm, kiểm soát huyết áp thường xuyên để phòng nguy cơ đột quỵ. Đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh tay sạch sẽ, giữ ấm đường hô hấp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Để trẻ giữ sức khỏe tốt trong mùa lạnh

Trẻ em là nhóm đối tượng chịu nhiều tác động của ảnh hưởng thời tiết bởi hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện cũng như chưa chủ động, có ý thức phòng bệnh. Các biện pháp chăm sóc trẻ trong mùa lạnh như sau:

Giữ ấm

Một trong những giải pháp giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh hiệu quả là mắc ấm cho trẻ. Tuy nhiên, không phải giữ ấm cho trẻ là mặc nhiều quần áo, mà bạn phải biết cách mặc ấm cho trẻ để bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt nhất.

Muốn đạt hiệu quả nhất, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc. Lớp trong cùng bạn nên mặc cho trẻ một lớp áo cotton mềm mại vừa vặn ôm sát lấy cơ thể để có thể thấm được mồ hôi và giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức ổn định. Tiếp theo, nên mặc một chiếc áo len, nỉ hoặc áo dài tay che kín cổ. Ngoài cùng là một chiếc áo khoác chắn được gió.


Một trong những giải pháp giữ ấm trong mùa lạnh hiệu quả là mặc ấm cho trẻ

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý các phụ kiện để bảo vệ đôi chân, đôi tay, tai và đầu của trẻ để có thể giữ ấm toàn diện cho trẻ nhỏ trong mùa lạnh.

Đề phòng bệnh tật

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Trẻ mắc bệnh nên được nghỉ học, chăm sóc tại nhà hoặc cơ sở y tế nếu cần thiết, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác. Bạn cũng nên chủ động tiêm ngừa cho trẻ để hạn chế các bệnh theo mùa. Chủ động tiêm phòng các bệnh cho trẻ như Rubella, cúm... Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ cũng là cách để hạn chế những bệnh gây ra do vi rút, vi khuẩn.

Tuy nhiên, không phải cứ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì mới có khả năng mắc bệnh. Vi khuẩn tồn tại ngay ở những vật trung gian như khăn, cốc, đồ chơi, điện thoại,... Vì vậy, cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng hàng ngày, nhất là sau khi đi học, đi chơi về. Hướng dẫn trẻ cách rửa tay để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ và luyện cho trẻ thói quen không mút tay, không cho đồ chơi vào miệng.

Chế độ ăn uống

Dinh dưỡng với trẻ rất quan trọng dù ở bất kỳ thời điểm nào, nhất là vào mùa lạnh, bởi khi trời lạnh trẻ tiêu hao nhiều năng lượng nhất và rất cần bổ sung các loại vitamin. Bạn nên chọn những loại hoa quả có chứa hàm lượng lớn vitamin C như táo, cam, quýt, bưởi… Những loại hoa quả này sẽ giúp trẻ tránh cảm cúm, cảm lạnh.

Theo các nghiên cứu, vitamin B2 và vitamin E có vai trò quan trọng trorng việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể trẻ nhỏ khi nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra, vitamin E có thể loại bỏ gốc oxy tự do, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ; cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chuyên gia nhi khoa khuyên nên bổ sung các loại thực phẩm chứa hai loại vitamin trên cho trẻ trong những ngày rét đậm kéo dài.

Vận động hợp lý

Trong mùa lạnh, suốt thời gian trong ngày, trẻ chủ yếu ở trong phòng kín. Có trẻ vài ngày không ra ngoài trời. Ở trong nhà lâu khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng để hấp thu vitamin D, phòng ngừa được bệnh còi xương.

Thời điểm lý tưởng nhất để bạn cho trẻ ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa lạnh, là khoảng 8 giờ đến 9 giờ 30. Tuy nhiên, cho trẻ chơi ngoài trời cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm những vẫn thoáng, để trẻ khi ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thay áo cho trẻ.


Theo Báo Sức khỏe đời sống

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục