Số lượng bệnh nhân nhập viện tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương những ngày gần đây tăng đột biến, trung bình 50-60 ca bệnh/ngày – đa số là bệnh nhân nặng, có ca thở máy (trong khi trước đó chỉ khoảng 30-40 bệnh nhân/ngày).

Theo các bác sĩ, thời tiết rét đậm, nhiệt độ giảm sâu là nguyên nhân khiến cho lượng bệnh nhân tới cấp cứu và số ca bệnh nặng tăng đột biến. Các bác sĩ phải làm việc rất vất vả cả ngày lẫn đêm do người vào viện cấp cứu tăng liên tục theo từng giờ, từng phút.

BS. Nguyễn Danh Cường - Phó trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, với các trường hợp nhập viện, sau khi tiến hành cấp cứu ban đầu, một số trường hợp được giữ lại Khoa để điều trị, những ca diễn tiến xấu hơn sẽ điều chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực, ca nhẹ chuyển về Khoa Nội chung. Dù việc điều chuyển diễn ra liên tục, nhưng số bệnh nhân trong Khoa Cấp cứu và Đột quỵ luôn cao bởi lượng bệnh nhân mới rất nhiều.

"Với người cao tuổi, phần lớn các cơ quan ở người cao tuổi đã lão hóa. Khi nhiệt độ thay đổi, đáp ứng của người cao tuổi vì thế kém hơn người trẻ. Họ dễ mắc bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bệnh hen phế quản hoặc đợt cấp tính của các bệnh mạn tính.

Ngoài ra, nếu nhiễm lạnh đột ngột, đối tượng có sẵn yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…), huyết áp dễ tăng vọt dẫn đến đột quỵ. Người cao tuổi thường đa bệnh lý, sức đề kháng suy giảm, cơ chế điều hòa mạch máu não kém. Khi thay đổi môi trường đột ngột trong thời tiết lạnh, nguy cơ đột quỵ càng cao"- chuyên gia cấp cứu và đột quỵ chia sẻ.


Giữ ấm là quan trọng

Cũng theo BS. Cường, khi trời lạnh sâu, nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan, thay đổi lối sống, giờ giấc sinh hoạt. Một số người phải dùng thuốc định kỳ điều trị bệnh mạn tính, nay có thể trì hoãn uống thuốc, hoặc bỏ khám định kỳ, chờ thời tiết ấm hơn. Điều này dễ khiến bùng phát các đợt cấp tính của bệnh nền và tăng nguy cơ đột quỵ.

Hiện tại, 1/3 số ca vào cấp cứu tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ là bệnh nhân đột quỵ, số còn lại do mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch. Lượng bệnh nhân tăng đột biến khiến áp lực của y bác sĩ cấp cứu cũng vì thế tăng lên. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ số giường bệnh, số thuốc, trang thiết bị cấp cứu cho thời điểm khắc nghiệt này nên các bác sĩ luôn sẵn sàng, chủ động trong công việc.


Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại BV Lão khoa Trung ương.

Để tránh hệ lụy xấu với sức khỏe khi trời trở lạnh sâu, BS. Cường khuyến cáo, người cao tuổi nên đảm bảo đủ ấm, nhất là vùng đầu, mặt, cổ, ngực và chân. Tránh đi ra ngoài khi nhiệt độ quá thấp, tránh dậy sớm, thức khuya. Nên duy trì tập thể dục, tuy nhiên trong thời tiết lạnh tốt nhất là tập luyện tại nhà.

Về thói quen ăn uống, cần ăn chín, uống sôi, ăn đồ ấm, chú ý uống đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và đúng giờ.

Ngoài ra, luôn giữ môi trường trong nhà đủ ấm, tránh gió lùa, sạch sẽ vì thời tiết lạnh, ẩm thấp dễ khiến các loại virus, vi khuẩn gây cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Duy trì uống thuốc đều, đủ, đúng giờ nếu có bệnh nền.

Với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính cần chú ý điều trị duy trì, thăm khám thường xuyên và có biện pháp dự phòng khi trời lạnh, nếu không nguy cơ tái phát đợt cấp rất lớn do sức đề kháng của người cao tuổi giảm, dễ nhiễm lạnh, viêm phổi.

Khi phát hiện sức khỏe có bất thường, cần tới ngay các cơ sở y tế để được tư vấn sớm nhất.

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tăng cường tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Xác định công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) là nhiệm vụ quan trọng để giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá, hàng năm, Ban Chỉ đạo PCTHCTL tỉnh tổ chức phát động hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá, Tuần lễ quốc gia không khói thuốc lá (từ ngày 25 – 31/5). Ngành Y tế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các đối tượng.

Huyện Cao Phong: Đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non trong mùa đông

(HBĐT) - Hiện, thời tiết trên địa bàn tỉnh đang trong những ngày rét đậm, nền nhiệt xuống thấp nhất vào ban đêm và sáng sớm. Tại huyện Cao Phong, để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, các trường học đã triển khai nhiều biện pháp giữ ấm, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh, nhất là đối với trẻ mầm non.

Chủ động thực hiện thông tuyến tỉnh khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 1/1/2021

(HBĐT) - Từ ngày 1/1/2021, quy định thông tuyến tỉnh trong khám, chữa bệnh (KCB) BHYT có hiệu lực. Quy định này tạo thuận lợi hơn cho người dân trong tiếp cận dịch vụ y tế. Theo đó, người bệnh có thẻ BHYT được tự lựa chọn điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh trên toàn quốc. Dù thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện, nhưng nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, không cần giấy chuyển tuyến theo trình tự từ cơ sở y tế tuyến dưới, người bệnh vẫn được coi là điều trị đúng tuyến. Quy định này không áp dụng cho KCB ngoại trú.

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 5/1, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Công văn số 06/UBND-KGVX về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2021

(HBĐT) - Ngày 5/1, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ (BVCSSKCB) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác BVCSSKCB năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy: Hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(HBĐT) - Năm 2020, công tác khám, điều trị bệnh của Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy để lại dấu ấn khi triển khai thành công kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm, cắt u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung... Từ đó, chất lượng chuyên môn ngày càng được khẳng định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Nhân dân trong huyện và các địa bàn lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục