Trong căn phòng cấp cứu ở khu trung tâm New Delhi, Ali Raza không biết chuyến hàng oxy sẽ tới vào lúc nào, trong khi 12/20 bác sĩ của bệnh viện đã nhiễm COVID-19, còn bệnh nhân nhập viện ngày càng đông.


Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

"Dù đã dự báo làn sóng lây nhiễm thứ hai rơi vào khoảng tháng 4, tháng 5, nhưng chúng tôi không thể ngờ rằng nó diễn ra khốc liệt và nhanh đến vậy. Bệnh nhân đến đông và ai cũng cần thở oxy”, ông Raza, trưởng khoa cấp cứu và chấn thương tại Bệnh viện Moolchand chia sẻ.

Ở bên ngoài cánh cửa hai lớp của giường bệnh, Gagandeep Trehan nhận ra rằng không còn giường hay oxy dành cho người chú đang vật vã vì khó thở. Trehan đã chạy xe trên quãng đường dài 310 km, từ bang Punjab tới Delhi chỉ để tìm kiếm giường bệnh, trên xe có trang bị bình oxy nhằm duy trì sự sống cho người chú. Đã có 6 bệnh viện từ chối và Trehan buộc phải trở lại xe để tiếp tục tìm kiếm và hy vọng điều tốt đẹp ở bệnh viện thứ 7. "Tôi sợ chú ấy sẽ chết nếu không được điều trị. Tôi sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cũng được, miễn là có giường bệnh”, Trehan nói.

Quang cảnh bên trong một bệnh viện ở Delhi có thể cho thấy cái nhìn tổng quan về thực trạng dịch bệnh nghiêm trọng đang hoành hành ở Ấn Độ. Quốc gia Nam Á này hôm 28/4 ghi nhận thêm hơn 360.000 ca mắc COVID-19 mới, đẩy tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 lên hơn 18 triệu người, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, trong khi con số tử vong đã vượt 200.000 người. Sáng cùng ngày, toàn thủ đô New Delhi với hơn 16 triệu dân chỉ còn 13 buồng điều trị tích cực.

Tình hình tại bệnh viện Moolchand quy mô 1.000 giường bệnh – cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tư nhân lớn ở thủ đô, xấu đi từ cuối tuần qua. Đại diện của bệnh viện đã phải lên mạng xã hội Twitter để phát đi thông điệp xin được tiếp tế oxy. Qua những dòng trạng thái đăng tải, các bác sĩ, nhân viên y tế cảnh báo bệnh viện sẽ hết nguồn dự trữ oxy chỉ sau hai giờ, trong khi có quá nhiều bệnh nhân cần hỗ trợ thở oxy.

Vibhu Talwar, giám đốc điều hành Moolchand HealthCare Group, ấn chuông báo động sau khi phụ tá cảnh báo ông lúc 2 giờ sáng rằng, nguồn oxy dự trữ đã ở mức cạn. "Lúc 7 giờ sáng, chúng tôi chỉ còn lượng oxy đủ dùng trong khoảng 1 giờ. Tôi buộc phải nhấn nút khẩn cấp. Từ 5 giờ sáng tới 8 giờ sáng là quãng thời gian căng thẳng nhất đối với tôi và đội ngũ y tá, bác sĩ. Chúng tôi sẽ phải đóng nguồn cung cấp oxy cho 150 bệnh nhân và đó là điều hoảng sợ mà tôi hy vọng sẽ không phải trải qua lần nào nữa”, ông Talwar cho biết.


Bệnh nhân COVID-19 nằm chờ bên ngoài một bệnh viện ở New Delhi. Ảnh: Reuters

Thế nhưng ngày qua ngày, mối nguy cạn kiệt oxy vẫn còn nguyên, khi mà các bệnh viện trên khắp Ấn Độ đều không có được nguồn cung ứng bảo đảm, không ai biết đích xác sẽ nhận được lượng oxy là bao nhiêu và vào thời điểm nào.

Arvind Kejriwal – Thủ hiến New Delhi, cho biết làn sóng lây lan dịch bệnh hiện tại đặc biệt nguy hiểm, kiểu như siêu lây nhiễm và những người mắc COVID-19 không có khả năng phục hồi nhanh chóng như từng được ghi nhận trong làn sóng thứ nhất. Mọi bệnh viện ở thời điểm này đều kín chỗ, hoạt động hết công suất.

Tại buồng cấp cứu ở bệnh viện Moolchand, một người phụ nữ đang than khóc bên cạnh thi thể một người thân vừa mất vì COVID-19, những thành viên khác trong gia đình ngồi thất thần. Raza đã cố kê thêm hai chiếc giường vào khoảng không gian chật hẹp còn sót lại trong phòng cấp cứu, nâng từ 16 giường lên 25 giường, nhưng từng đó vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.

"Chúng tôi cố không muốn nghĩ khi nào xe chở bình oxy sẽ tới. Bệnh viện nào cũng thiếu oxy. Nguồn lực oxy khan hiếm đến đâu, chúng tôi sẽ phải căn cơ tới đó”, Raza bày tỏ.

Cùng chia sẻ về tình cảnh khó khăn hiện nay, Sanoj Chacko, trưởng phòng điều dưỡng tại Bệnh viện Moolchand cho biết mỗi ngày qua đi là một cuộc chiến giữ lại mạng sống cho người bệnh. "Trong tình cảnh này, chúng tôi phải chiến đấu. Nó chẳng khác gì tình thế thời chiến”, Chacko nói.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục