(HBĐT) - Đầu năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện và nhanh chóng bùng phát đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển KT-XH, đồng thời đặt ra nhiều khó khăn cho ngành Y tế. Cùng với việc chăm sóc sức khỏe Nhân dân, toàn ngành Y tế căng mình chống dịch. Nỗ lực khắc phục khó khăn, hơn 1 năm qua cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch (PCD) cũng như nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.


Bệnh viện Đa khoa tỉnh được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành tập trung triển khai nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe Nhân dân là việc cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp kiện toàn lại bộ máy. Mạng lưới y tế được củng cố, kiện toàn theo hướng thu gọn đầu mối, từ 49 đơn vị còn 18 đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Đến nay, tỉnh có 2 bệnh viện tuyến tỉnh; 1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; 1 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; 1 Trung tâm Giám định y khoa; 1 Trung tâm Giám định pháp y; 11 Trung tâm Y tế đa chức năng tuyến huyện và 1 phòng khám đa khoa khu vực.
Công tác phòng bệnh, KCB được quan tâm thường xuyên. Nhiều giải pháp về nâng cao chất lượng KCB đã được triển khai tích cực, đồng bộ như cải tiến quy trình KCB để giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, tăng thêm giường bệnh, đẩy mạnh việc đào tạo chuyển giao kỹ thuật để nâng cao năng lực cho tuyến dưới; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào công tác KCB. Dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết, bảo đảm tất cả người bệnh được cấp cứu, khám và điều trị kịp thời. Đội ngũ cán bộ y tế chú trọng nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân tăng từ 7,73 bác sỹ năm 2015 lên 8,8 bác sỹ năm 2020. 

Công tác y tế dự phòng được tăng cường, chủ động xây dựng, triển khai công tác giám sát, kịp thời phát hiện, bao vây dập dịch, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Thực hiện tốt việc giám sát, định loại véc tơ, xác định ổ dịch; cấp hóa chất và phun xử lý ổ dịch kịp thời theo đúng quy định. Đặc biệt, đã triển khai toàn diện các biện pháp PCD Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của T.Ư, không để bị động, bất ngờ.
Công tác dân số được chuyển trọng tâm từ chính sách DS - KHHGĐ sang dân số và phát triển là chủ yếu, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số như: Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; duy trì các câu lạc bộ tiền hôn nhân; tư vấn xét nghiệm tìm gen ẩn bệnh Thalasemia; phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em... Tỷ số giới tính khi sinh giảm còn 113,7 trẻ nam/100 trẻ nữ. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được quan tâm; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi đều ở mức thấp hơn so với toàn quốc. 97,2% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. 100% cơ sở y tế triển khai phần mềm quản lý KCB, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán BHYT. Toàn tỉnh có 446 cơ sở hành nghề y dược tư nhân đang hoạt động, góp phần tích cực trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân… Hệ thống tổ chức y dược học cổ truyền được củng cố. 100% trạm y tế xã thực hiện KCB kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; 100% bệnh viện và trung tâm y tế có khoa y học cổ truyền.

Đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Hiện nay, dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, tại tỉnh đã xuất hiện ca dương tính ở khu vực cách ly tập trung Trung đoàn 814, vì vậy công tác PCD Covid-19 tiếp tục được chú trọng, không để xảy ra việc lây nhiễm trong bệnh viện cũng như lây lan ra cộng đồng. Ngành Y tế đã, đang xây dựng kế hoạch, khắc phục khó khăn, hạn chế để tập trung thực hiện nhiệm vụ kép, vừa PCD hiệu quả vừa hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Ngành tăng cường biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe. Thực hiện tốt các chương trình tiêm phòng mở rộng, phòng chống duy dinh dưỡng ở trẻ, phòng chống HIV/AIDS... Phát huy vai trò giám sát xã hội khi PCD. Tiếp tục đầu tư nguồn lực cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ và phát triển mạng lưới y tế cơ sở hiệu quả, kịp thời. Thực hiện các phương án hỗ trợ tuyến dưới để nâng cao chất lượng toàn tuyến. Phấn đấu đến hết năm 2025: Tuổi thọ trung bình khoảng 73,5 tuổi; trên 90% dân số được quản lý sức khỏe; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.


Dương Liễu

Các tin khác


Sáng 29/4: Không thêm ca mắc; hơn 425.600 người Việt đã tiêm vắc xin phòng COVID-19

Sáng 29/4, Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19. Như vậy 12h trôi qua Việt Nam tạm thời chưa ghi nhận thêm bệnh nhân COVID-19. Đến nay đã có hơn 425.600 người Việt Nam được tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong đó riêng hôm qua có đến 92.445 người tiêm.

Tình cảnh như thời chiến vì khan hiếm oxy bên trong bệnh viện ở Ấn Độ

Trong căn phòng cấp cứu ở khu trung tâm New Delhi, Ali Raza không biết chuyến hàng oxy sẽ tới vào lúc nào, trong khi 12/20 bác sĩ của bệnh viện đã nhiễm COVID-19, còn bệnh nhân nhập viện ngày càng đông.

Nỗ lực đảm bảo chất lượng nông, lâm, thủy sản

(HBĐT) - An toàn thực phẩm (ATTP) luôn là mối quan tâm và là nhu cầu bức thiết của người tiêu dùng cũng như toàn xã hội. Do vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản trong việc bảo đảm chất lượng ATTP, nhất là vào các dịp cao điểm.

Sáng 28-4: Không có ca mắc Covid-19 mới, 318.792 người đã tiêm vaccine

Sáng 28-4, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam tạm thời chưa ghi nhận thêm ca nhiễm Covid-19 mới. Đến nay, đã có 318.792 người được tiêm vaccine phòng Covid-19.

Việt Nam có thêm hơn 50.000 người được tiêm vaccine ngừa COVID-19

Sáng 27/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới, trong khi có thêm 50.104 người được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong ngày 26/4.

Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trước nguy cơ có thể xuất hiện đợt dịch Covid-19 thứ 4 

(HBĐT) - Đến sáng 26/4, thế giới có trên 147,6 triệu người mắc Covid-19, trong đó, hơn 3,11 triệu trường hợp đã tử vong. Riêng Ấn Độ, ngày 26/4 ghi nhận trong 24h qua có hơn 350.000 ca nhiễm và hơn 2.800 trường hợp tử vong. Tại Campuchia, Lào và Thái Lan, những nước có biên giới với Việt Nam, tình hình dịch bệnh rất đáng lo ngại khi số ca nhiễm mới tăng cao kỷ lục. Ngày 25/4, Thái Lan xác nhận trên 2.400 ca mắc mới và 11 trường hợp thiệt mạng. Nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam đang ở ngay trước mắt. Ngay lúc này, cùng với cả nước, tỉnh đã khẩn trương, chủ động trong công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục