Hàng chục nghìn người Ấn Độ vẫn tham gia lễ hội bất chấp "cơn bão" Covid-19 đang càn quét nước này khiến hơn 200.000 người thiệt mạng.

Hàng chục nghìn người Ấn Độ tham gia lễ hội bất chấp sóng thần Covid-19 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Người Ấn Độ thực hiện nghi lễ tắm rửa trong ngày cuối của lễ hội Kumbh Mela ở Haridwar (Ảnh: Sputnik).

AFP dẫn lời Harbeer Singh, quan chức phụ trách lễ hội tôn giáo Kumbh Mela cho biết, 25.000 người ngày 27/4 đã kéo về sông Hằng để thực hiện nghi lễ tắm rửa trong ngày cuối cùng của lễ hội Kumbh Mela ở thành phố Haridwar, phía bắc Ấn Độ.

Hầu hết những người tham gia lễ hội đều không đeo khẩu trang. Họ tập trung đông đúc bất chấp nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Việc tụ tập đông người được chính quyền bang Uttarakhand cho phép mặc dù Ấn Độ đang là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.

Chia sẻ với Sputnik, Aditya Kapoor, người dân ở Haridwar cho biết số người tham gia những ngày cuối lễ hội Kumbh Mela tuần này ít hơn nhiều so với thời điểm cuối tháng 3 và đầu tháng 4.

"Các trạm xe buýt và nhà ga chứng kiến đám đông tín đồ dự lễ hội Kumbh trở về quê nhà. Việc xét nghiệm ngẫu nhiên những người tham gia lễ hội cũng được tiến hành tại bờ sông", Kapoor nói thêm.

Được coi là một trong những sự kiện tập trung đông người nhất của các tín đồ theo đạo Hindu ở Ấn Độ, lễ hội Kumbh ở Haridwar năm nay có thể đi vào lịch sử như một sự kiện siêu lây nhiễm chết người. Trong những tuần qua, hàng nghìn người tham gia lễ hội đã có kết quả dương tính với Covid-19, nhưng chính quyền địa phương vẫn không hủy các lễ hội này.

Hàng chục nghìn người Ấn Độ tham gia lễ hội bất chấp sóng thần Covid-19 - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Lễ hội Kumbh Mela đông nghịt người hôm 14/4 (Ảnh: Reuters).

"Lẽ ra không nên tổ chức lễ hội tại thành phố Haridwar trong hoàn cảnh như hiện nay. Chính phủ lẽ ra nên có quyết định sáng suốt hơn. Haridwar là một thành phố nhỏ. Chúng tôi không có các phòng thí nghiệm về bệnh lý công nghệ cao hay những bệnh viện đủ lớn để điều trị các bệnh nhân Covid-19, nếu dịch bệnh bùng phát như ở thủ đô New Delhi", anh Shashank Kashyap, một người dân Haridwar, nói.

"Việc tụ tập như vậy không chỉ gây nguy hiểm đối với tính mạng những người tham gia lễ hội, mà còn với cả những người đi chung xe và tàu cùng với họ. Những người tham gia lễ hội Kumbh Mela có thể đã dương tính với Covid-19 và tới nhiều thành phố khác, khiến dịch bệnh càng lây lan mạnh", Kashyap cảnh báo.

Ấn Độ ngày 28/4 ghi nhận hơn 360.000 ca nhiễm và hơn 3.000 ca tử vong trong ngày 28/4. Đây tiếp tục là con số kỷ lục thế giới về số ca nhiễm mới trong ngày tại Ấn Độ.

Tính đến nay, đất nước 1,3 tỷ dân có hơn 204.000 người chết và hơn 18,3 triệu người mắc Covid-19.

Tại New Delhi, các bãi đỗ xe đã được chuyển thành khu hỏa táng và số lượng thi thể quá lớn đã gây ra tình trạng thiếu gỗ để làm giàn hỏa táng. Trong khi đó, người thân của bệnh nhân Covid-19 vẫn đang tập trung bên ngoài các bệnh viện và nhà thuốc để tìm cách cứu chữa.

Các nước vào cuộc hỗ trợ

Nhiều quốc gia đã gấp rút gửi ôxy và viện trợ cho Ấn Độ chống dịch Covid-19.

Singapore ngày 28/4 thông báo đã gửi 2 máy bay chở ôxy, trong khi Đức sẽ cung cấp 120 máy thở và có kế hoạch thiết lập dây chuyền sản xuất ôxy tại Ấn Độ.

Nga cho biết nước này đang gửi viện trợ khẩn cấp đến Ấn Độ bao gồm ôxy, máy thở và thuốc, trong khi Thụy Sĩ cũng gửi 1 triệu USD viện trợ cho các bệnh viện tại Ấn Độ.

Anh thông báo hôm 28/4 rằng họ đã gửi ba "nhà máy" ôxy đến Ấn Độ sau chuyến hàng viện trợ đầu tiên trong tuần này.

Ấn Độ có thể sẽ nhận được một phần trong số hàng triệu liều vắc xin AstraZeneca mà Mỹ thông báo sẽ xuất khẩu.

Theo Dân Trí

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục