(HBĐT) - Từ năm 2017 đến tháng 5/2021, Việt Nam ghi nhận 347 trường hợp tử vong do bệnh dại, trên 14.000 người phải điều trị dự phòng bệnh dại. Tại Hòa Bình, từ năm 2017 đến nay ghi nhận 7 trường hợp tử vong do bệnh dại, 9.821 trường hợp bị chó, mèo cắn phải điều trị phơi nhiễm với bệnh dại.
Người dân tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại phòng tiêm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Bà Bùi Thị Sứ, Phó trưởng kho phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC tỉnh) cho biết: Tất cả các trường hợp tử vong do bệnh dại tại tỉnh đều do chó cắn và hầu hết chó chưa được tiêm phòng, không rõ tiền sử tiêm và sau khi bị chó nghi dại cắn không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại. Thời gian tử vong do dại phần lớn vào mùa xuân hè (tháng 4, 5), thời gian khởi phát cơn dại đến khi tử vong từ 1 - 4 ngày. Nguyên nhân chính người dân không điều trị dự phòng bệnh dại là do chủ quan, thiếu hiểu biết, kinh tế khó khăn, đặc biệt, tất cả các trường hợp tử vong do bệnh dại ở huyện Lương Sơn đều đến thầy lang để chữa trị.
Cũng theo bà Sứ, bệnh dại trên người hoàn toàn có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Theo thông tin của Cục Quản lý dược cập nhật về tình hình và kế hoạch cung ứng, nhập khẩu vắc xin phòng bệnh dại dự kiến trong năm 2021 là 2.272.182 liều (cao hơn số lượng đã nhập năm 2020 là 20,7%). Trong đó, có 700.000 liều sẽ nhập từ công ty Indirab của Ấn Độ. Nhưng hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tại Ấn Độ vẫn phức tạp nên việc cung ứng vắc xin Indirab sẽ bị gián đoạn ít nhất trong năm 2021.
Để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vắc xin phòng bệnh dại cho nhu cầu tiêm chủng của người dân, Sở Y tế đã có Văn bản số 1588, ngày 10/6/2021 đề nghị các đơn vị thực hiện tiêm chủng, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn tỉnh chủ động có kế hoạch mua các loại vắc xin phòng bệnh dại khác nhau, để tránh trường hợp việc cung ứng một số loại vắc xin phòng bệnh dại bị gián đoạn. Đồng thời liên hệ với các cơ sở nhập khẩu, phân phối vắc xin dại để đặt hàng, ký hợp đồng mua sắm theo quy định hiện hành về đấu thầu thuốc.
Bên cạnh đó, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí xây dựng quỹ vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại (1.000 liều), nhằm mục tiêu không để xảy ra tình trạng người dân trên địa bàn tỉnh tử vong do thiếu vắc xin; tăng cường hoạt động của các điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho người tại 10/10 huyện, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ.
Hồng Dung
(Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh)
Trong ngày 22/7 có 6.194 ca mắc mới, trong đó 30 ca nhập cảnh và 6.164 ca ghi nhận trong nước, bao gồm 1.000 ca trong cộng đồng.
(HBĐT) - Thực hiện Công văn chỉ đạo số 1814/SYT-KHTC, ngày 24/6/2021 của Sở Y tế về việc triển khai dịch vụ xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên Covid-19 theo yêu cầu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắt đầu triển khai thực hiện dịch vụ xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 từ ngày 25/6/2021.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
(HBĐT) - Ngày 21/7, đoàn kiểm tra liên ngành Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ tại Công ty CP xây dựng, thương Mại Phát Đạt và Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt, địa chỉ khu Mường Cộng, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc).
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội thông báo đã ghi nhận 17 trường hợp mắc Covid-19 mới trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, có nhiều trường hợp phát hiện qua sàng lọc người ho sốt hoặc qua các trường hợp mắc bệnh thứ phát từ các F0.
(HBĐT) - Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch Covid-19 tỉnh vừa có Công văn số 2247/SYT-BCĐ về việc hướng dẫn cách ly người về từ vùng dịch, người nhập cảnh, F0, F1.