Tính từ 16 giờ ngày 18/11 đến 16 giờ ngày 19/11, Việt Nam ghi nhận 9.625 ca nhiễm mới SARS-CoV-2.


Phong toả khu vực có dịch COVID-19.

Trong số các ca nhiễm mới, có 8 ca nhập cảnh và 9.617 ca ghi nhận trong nước (giảm 592 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 4.995 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TPHồ Chí Minh (1.339), Bình Dương (661), Tây Ninh (599), Đồng Nai (578), Đồng Tháp (509), Bà Rịa - Vũng Tàu (444), Bạc Liêu (425), Tiền Giang (382), Sóc Trăng (376), Bình Thuận (370), An Giang (365), Kiên Giang (307), Vĩnh Long (303), Hà Nội (287), Cà Mau (270), Cần Thơ (247), Trà Vinh (194), Bình Phước (183), Bến Tre (162), Khánh Hòa (154), Hậu Giang (123), Long An (112), Nghệ An (100), Thái Bình (99), Hà Giang (83), Thừa Thiên Huế (82), Lâm Đồng (80), Bắc Ninh (75), Quảng Nam (62), Bình Định (60), Nam Định (53), Quảng Ninh (49), Thanh Hóa (45), Gia Lai (44), Quảng Ngãi (41), Ninh Thuận (39), Đắk Nông (37), Vĩnh Phúc (32), Quảng Trị (30), Tuyên Quang (29), Đà Nẵng (26), Phú Thọ (23), Bắc Giang (22), Hải Dương (20), Điện Biên (17), Quảng Bình (16), Hà Nam (13), Phú Yên (11), Hưng Yên (8 ), Ninh Bình (6), Lạng Sơn (6), Yên Bái (5), Hòa Bình (4), Thái Nguyên (4), Cao Bằng (4), Bắc Kạn (1), Hải Phòng (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: TPHồ Chí Minh (giảm 270 ca), Tiền Giang (giảm 240 ca), Hà Giang (giảm 152 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Cần Thơ (tăng 117 ca), Cà Mau (tăng 112 ca)Bạc Liêu (tăng 111 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là9.218 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.075.094 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.909 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.070.011 ca, trong đó có 880.747 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TPHồ Chí Minh (454.061 ca), Bình Dương (246.668 ca), Đồng Nai (81.067 ca), Long An (37.119 ca), Tiền Giang (23.481 ca).

Trong ngày, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là1.971 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 883.564 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.596 ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 18/11 đến 17 giờ 30 ngày 19/11, cả nước ghi nhận 102 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (55), Đồng Nai (12), Tiền Giang (12), Bình Dương (5), Bạc Liêu (4), Tây Ninh (2), Bình Thuận (2), Đồng Tháp (2), Kiên Giang (2), Cần Thơ (2), Bình Định (1), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1), Long An (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 93 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.578 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 18/11, cả nước có 1.324.442 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 104.758.269 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.109.343 liều, tiêm mũi 2 là 38.648.926 liều.

Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân các y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 (Công văn số 9830/BYT-DP ngày 19/11/2021).

Tại TPHà Nội, theo công điện ban hành tối 18/11 của UBND thành phố, Hà Nội dừng triển khai quy định cách ly tại nhà người về từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Đối với người đã tiêm đủ liều vaccinehoặc đã khỏi bệnh đi về từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (cấp độ 4 và 3, tương ứng với màu đỏ và màu da cam) và các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như: TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú (có quyết định cách ly của địa phương) trong vòng 7 ngày, xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 1 và ngày thứ 7.

Tại TPĐà Nẵng, Sở Y tế Đà Nẵng sẽ tiến hành tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ đủ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi từ ngày 20/11, dự kiến kéo dài trong 3 ngày. Trong đó chủ yếu là học sinh theo học khối lớp 8, 9 với hơn 34.000 em và gần 400 em do các quận lập danh sách. Thành phố bố trí 15 điểm tiêm chủng trên địa bàn với gần 100 đội tiêm. Các điểm tiêm có giáo viên của từng trường, lớp túc trực bên ngoài để hỗ trợ khi cần.

Tại tỉnh Thái Bình, sau 2 ngày triển khai, tỉnh Thái Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 một cách an toàn cho 10.500 trẻ tại huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình. Đây cũng là 2 địa phương ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất trên địa bàn tỉnh trong 10 ngày qua. Dự kiến, Thái Bình sẽ hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19 tại huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình vào ngày 21/11. Sau đó, tỉnh tổ chức tiêm cho học sinh của 6 huyện còn lại với tổng số 160.000 trẻ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi. Tỉnh phấn đấu có trên 90% trẻ ở độ tuổi này được tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ưu tiên tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi và giảm dần theo độ tuổi, tùy theo tốc độ cung ứng vaccine.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục