Tính từ 16 giờ ngày 23/2 đến 16 giờ ngày 24/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 69.128 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2. Hà Nội, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh là các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó.


Triển khai tiêm phòng vaccine cho người dân. Ảnh: TTXVN

Trong các ca nhiễm mới có 9 ca nhập cảnh và 69.119 ca ghi nhận trong nước (tăng 8.781 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố. Trong đó, cả nước có 48.179 ca trong cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.864 ca), Bắc Giang (4.171 ca), Hải Dương (2.948 ca), Sơn La (2.860 ca), Phú Thọ (2.596 ca), Nam Định (2.592 ca), TP Hồ Chí Minh (2.466 ca), Hòa Bình (2.391 ca), Bắc Ninh (2.375 ca), Vĩnh Phúc (2.117 ca), Hưng Yên (1.995 ca), Hải Phòng (1.890 ca), Ninh Bình (1.799 ca), Yên Bái (1.666 ca), Lào Cai (1.655 ca), Nghệ An (1.629 ca), Hà Giang (1.560 ca), Đắk Lắk (1.514 ca), Thái Nguyên (1.497 ca), Lạng Sơn (1.480 ca), Thái Bình (1.456 ca), Khánh Hòa (1.229 ca), Quảng Nam (1.199 ca), Tuyên Quang (1.118 ca), Bình Định (1.016 ca), Quảng Bình (987 ca), Đà Nẵng (981 ca), Thanh Hóa (881 ca), Cao Bằng (848 ca), Điện Biên (738 ca), Lâm Đồng (732 ca), Hà Tĩnh (715 ca), Phú Yên (656 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (627 ca), Bình Phước (610 ca), Gia Lai (579 ca), Bình Dương (577 ca), Hà Nam (530 ca), Lai Châu (438 ca), Cà Mau (422 ca), Quảng Trị (414 ca), Bình Thuận (284 ca), Đắk Nông (253 ca), Thừa Thiên Huế (242 ca), Bắc Kạn (214 ca), Kon Tum (189 ca), Tây Ninh (179 ca), Bến Tre (179 ca), Đồng Nai (148 ca), Quảng Ngãi (145 ca), Vĩnh Long (83 ca), Bạc Liêu (81 ca), Kiên Giang (77 ca), Trà Vinh (74 ca), Cần Thơ (51 ca), Long An (40 ca), Ninh Thuận (17 ca), Sóc Trăng (17 ca), Đồng Tháp (10 ca), An Giang (7 ca), Tiền Giang (7 ca), Hậu Giang (4 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Quảng Ninh (giảm 1.868 ca), Hòa Bình (giảm 204 ca), Tuyên Quang (giảm 159 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hà Nội (tăng 1.445 ca), Bắc Giang (tăng 1.173 ca), TP Hồ Chí Minh (tăng 1.015 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 51.968 ca/ngày.

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại: TP Hồ Chí Minh (97 ca), Quảng Nam (27 ca), Hà Nội (18 ca), Khánh Hòa (11 ca), Đà Nẵng (8 ca), Kiên Giang (4 ca), Quảng Ninh (20 ca), Thanh Hóa (2 ca), Hải Dương (2 ca), Hải Phòng (1 ca), Long An (2 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Bình Dương (2 ca), Lâm Đồng (1 ca), Ninh Bình (1 ca), Hưng Yên (6 ca), Bình Phước (1 ca), An Giang (1 ca).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.041.506 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 30.791 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 3.034.211 ca, trong đó có 2.336.967 ca bệnh đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP Hồ Chí Minh (526.059 ca), Bình Dương (295.221 ca), Hà Nội (226.964 ca), Đồng Nai (100.814 ca), Tây Ninh (89.549 ca).


Từ 17 giờ 30 ngày 23/2 đến 17 giờ 30 ngày 24/2 ghi nhận 111 ca tử vong tại: Hà Nội (26 ca), Đà Nẵng (8 ca), Thái Nguyên (7 ca trong 2 ngày), Đắk Lắk (5 ca trong 2 ngày), Nghệ An (5 ca), Quảng Ngãi (5 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (3 ca trong 2 ngày), Bình Định (3 ca), Kiên Giang (3 ca), Nam Định (3 ca), Quảng Bình (3 ca trong 2 ngày), Bạc Liêu (2 ca), Bình Phước (2 ca), Cao Bằng (2 ca), Đắk Nông (2 ca trong 2 ngày), Điện Biên (2 ca), Đồng Nai (2 ca), Hà Nam (2 ca trong 2 ngày), Hải Phòng (2 ca), Hòa Bình (2 ca), Lào Cai (2 ca), Phú Thọ (2 ca), Quảng Ninh (2 ca), Trà Vinh (2 ca), Tuyên Quang (2 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Bắc Ninh (1 ca), Bến Tre (1 ca), Bình Dương (1 ca), Cà Mau (1 ca), Đồng Tháp (1 ca), Gia Lai (1 ca), Khánh Hòa (1 ca), Lâm Đồng (1 ca), Lạng Sơn (1 ca), Long An (1 ca), Vĩnh Long (1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 87 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.884 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.318.865 mẫu tương đương 78.754.090 lượt người, tăng 41.255 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 24/2, có 629.342 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 192.677.323 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.925.277 liều, tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi là 16.752.046 liều.

Ngày 23/2, Bộ Y ban hành Công văn số 854/BYT-T-CT về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Điều trị F0 tại nhà: Không nên quá lo lắng và uống thuốc bừa bãi

(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, số ca mắc Covid-19 cộng đồng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh ghi nhận hơn 30 nghìn ca mắc Covid-19. Trước diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã thực hiện điều trị F0 tại nhà. Theo khuyến cáo của ngành y tế, người khỏe mạnh, tiêm đủ 2 mũi vắc xin trở lên nếu là F0 không nên quá lo lắng, đặc biệt không nên sử dụng các loại thuốc chữa Covid-19 bừa bãi rao bán trên thị trường.

Huyện Cao Phong: Trang bị kỹ năng phòng dịch cho người dân

(HBĐT) - Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp trên địa bàn huyện Cao Phong. Cùng với sự gia tăng các ca mắc mới, cấp độ dịch của địa bàn các xã, thị trấn cũng đáng lo ngại hơn vì có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, huyện có 2 địa bàn cấp độ 2; 3 địa bàn cấp độ 3; 5 địa bàn cấp độ 4 (các xã: Thung Nai, Tây Phong, Bắc Phong, Nam Phong và thị trấn Cao Phong).

Chính thức: Giá thuốc Molnupiravir do Việt Nam sản xuất thấp nhất là 8.675 đồng/viên

Chiều 23/2, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã công bố giá bán thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 vừa được cấp phép, Giá bán dao động từ 8.675 đồng đến 12.500 đồng/viên.

Các bước tự xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà

F1 mới tiếp xúc với F0 chỉ nên xét nghiệm ở ngày thứ 3 hoặc khi có triệu chứng. F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều chỉ cần test lại sau 7 ngày.

Chuyên gia khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em hậu COVID-19

Mặc dù nhiều số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn đối với trẻ em, nhưng rủi ro với nhóm đối tượng này là không thể loại trừ, đặc biệt là hội chứng COVID kéo dài và hội chứng dễ viêm nhiễm. Vì vậy, các chuyên gia y tế kêu gọi ưu tiên sức khỏe của trẻ em.

Ngày 23/2: Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lần đầu tăng lên hơn 60.000 F0 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất tăng vọt lên gần 7.500 ca; Trong ngày có hơn 15.000 bệnh nhân khỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục