Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh.
Theo báo cáo, trong thời gian qua, Bộ Y tế và các Bộ, ngành tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên, vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo vẫn diễn ra phức tạp, gây bức xúc dư luận xã hội. Tình trạng quảng cáo sai sự thật, quảng cáo thuốc bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, lợi dung danh nghĩa, uy tín của cán bộ y tế, cơ sở y tế vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng.
Qua rà soát trên các báo, đài, website, mạng xã hội cũng như thông tin từ phóng viên, người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt 197 trường hợp vi phạm. Năm 2020 xử phạt vi phạm quảng cáo 48 cơ sở (với 54 hành vi vi phạm), tổng số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; năm 2021 xử phạt vi phạm quảng cáo 28 cơ sở (với 40 hành vi vi phạm), tổng số tiền xử phạt hơn 1,5 tỷ đồng. Chuyển Bộ TT&TT 375 đường link quảng cáo vi phạm để phối hợp xác định chủ thể.
Bên cạnh những kết quả đạt được,hiện nay các vi phạm quảng cáo có nhiều website đặt máy chủ tại nước ngoài rất khó kiểm soát; một số trang mạng có tên miền nướcngoài nên khó quản lý nội dung quảng cáo, không xác định đựoc chủ thể quảng cáo vi phạm và không có cơ sở để xử lý vi phạm. Sự phát triển của công nghệ số, nhiều đối tướng dễ dàng cắt ghép tạo những video, clip lợi dụng hình ảnh củay, bác sỹ đã nghỉ hưu để quảng cáo. Nhân lực của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước còn hạn chế vềsố lượng, năng lực.
Từ những thực tế trên, các đại biểu thống nhất đề ra giải pháp đối với công tác quản lý, các cơ quan liên quan cần nghiêm túc trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quản lý quảng cáo hàng hóa, dịch vụ nói chung, đặc biệt là quản lý hàng hóa thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói riêng. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đăng công khai các đơn vị vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
P.L