Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, nhờ công tác kiểm soát và giám sát tốt, thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Sở Y tế TP.HCM sẽ sớm có thông báo chính thức về trường hợp này.

Tại buổi giao ban của Sở Y tế TP.HCM về tình hình dịch bệnh và hoạt động trọng tâm quý 4/2022 sáng 3/10, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế là kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; tăng cường hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết, kéo giảm trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, kiểm soát dịch bệnh mới nổi là bệnh đậu mùa khỉ. Mới đây, nhờ công tác kiểm soát và giám sát tốt, ngành y tế đã phát hiện 1 ca bệnh đậu mùa khỉ. Thông tin chính thức về ca bệnh sẽ được công bố sớm.

"Vừa qua, thành phố đã phát hiện 1 ca bệnh đậu mùa khỉ nhờ công tác kiểm soát và giám sát tốt. Sở Y tế TP.HCM sẽ sớm có thông tin chính thức công bố về ca bệnh trên", Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.

Theo PGS. TS Tăng Chí Thượng, hiện nay, Sở Y tế TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị liên quan siết chặt công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Trước đó, ngay sau khi bệnh đậu mùa khỉ được công bố là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, Sở Y tế TP.HCM đã khẩn trương triển khai các giải pháp giám sát đậu mùa khỉ trong giai đoạn chưa ghi nhận ca bệnh.

Người dân khi có các triệu chứng như: sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược thì báo ngay cho trạm y tế nơi cư trú.

Cụ thể, đối với công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) triển khai giám sát thân nhiệt và triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính của tất cả những người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ.

Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, khai thác thông tin và lập phiếu điều tra dịch tễ. Sau khi điều tra dịch tễ, nếu là trường hợp có thể (có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ) thì kiểm dịch viên y tế hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi.

HCDC chịu trách nhiệm xây dựng nội dung truyền thông, hướng dẫn người nhập cảnh có các triệu chứng nghi ngờ hoặc yếu tố dịch tễ thông báo cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu để được hỗ trợ, tư vấn.

Đối với công tác sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, Sở Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường truyền thông cho người dân khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần). Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập, tư nhân (kể cả các bệnh viện bộ ngành đóng trên địa bàn) phải bố trí buồng khám dự phòng để khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ phải tiến hành sàng lọc, phân luồng, hướng dẫn người bệnh di chuyển đến buồng khám sàng lọc.

Có thể lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh tự cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng) hoặc cách ly tại khu cách ly của bệnh viện.

Ngoài ra, để tư vấn về phát hiện và phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đến từng hộ dân trên địa bàn, ngành y tế sẽ huy động mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe của ngành y tế; mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng như cộng tác viên dân số, tình nguyện viên... Các tổ chức này đồng thời sẽ tham gia công tác truy vết khi có trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ trên địa bàn.


Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục

(HBĐT) - Hiện nay, thời tiết có sự thay đổi lớn về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm..., thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển gây bệnh cho người, nhất là đối với người già và trẻ em. Vì thế, nhiều cơ sở giáo dục (CSGD) tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB), tập trung vào các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan.

Triển khai Kỹ thuật nội soi tiêu hoá gây mê tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

(HBĐT) - Ngày 29/9, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã triển khai kỹ thuật nội soi tiêu hoá gây mê do các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai thực hiện.

Uốn ván - Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần biết cách phòng tránh

(HBĐT) - Bệnh viện đa khoa tỉnh hàng năm vẫn tiếp nhận các ca bệnh uốn ván nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí có thời điểm điều trị 3-4 bệnh nhân uốn ván thở máy cùng lúc.

Hà Nội: Ngăn chặn virus Adeno bùng phát

Những ngày gần đây, số trẻ mắc virus Adeno tăng đột biến trên địa bàn Hà Nội khiến nhiều bệnh viện của Hà Nội và tuyến Trung ương quá tải do gia tăng các ca nhập viện vì virus Adeno, viêm phổi, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, cúm…

Các bệnh viện khẩn trương di chuyển bệnh nhân, trang thiết bị để tránh bão Noru

Các đơn vị tại địa bàn chịu ảnh hưởng của siêu bão Noru (khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận) khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế.

Hội thảo khởi động dự án “Nam giới chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Ban quản lý Chương trình Vùng Mai Châu vừa phối hợp Trung tâm Y tế huyện Mai Châu tổ chức hội thảo khởi động dự án "Nam giới chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại tỉnh Hòa Bình”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục