Ngày 7/2, bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, đơn vị này vừa cứu sống trường hợp sản phụ bị vỡ tử cung, thai nhi và bọc ối chui vào ổ bụng. Đây là trường hợp hiếm gặp trong sản khoa và có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn thai nhi.

Theo đó, thai phụ H.A.N (sinh năm 1982, ngụ tỉnh Long An) nhập viện vào Bệnh viện Hùng Vương ngày 4/2 trong tình trạng đau bụng, thai kỳ ở tuần thứ 32. Các bác sĩ siêu âm xác định, thai nhi nằm trong bọc ối nhưng bọc ối không nằm trong tử cung mà nằm ngoài ổ bụng nghi do vỡ tử cung. Sau khi chẩn đoán hình ảnh và ghi nhận có tim thai (tức thai vẫn còn sống), thai phụ lập tức được đưa vào phòng mổ. Ca phẫu thuật tối khẩn được tiến hành để kịp thời cứu cả mẹ lẫn con.

"Tình hình rất nguy cấp. Khi mổ, chúng tôi phát hiện vết thủng ở đáy tử cung dài 15cm. Đây cũng là vị trí bọc ối chứa thai nhi chui ra ổ bụng", bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm cho hay.

Thai phụ được xác định mắc bệnh lý nhau cài răng lược, đây là nguyên nhân khiến tử cung bị thủng. Ca mổ khó bởi nhau cài răng lược gây bám dính phức tạo khiến bệnh nhân mất gần 4 lít máu trong khi mổ. Các bác sĩ phải bơm bù máu, huyết tương trong suốt quá trình phẫu thuật.

Theo bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm, đây là trường hợp thai trong ổ bụng do vỡ tử cung mạn tính, bọc ối chứa thai có thể đã thoát vị nhiều tuần trước khi phát hiện. Thai phụ mang thai lần 2, từ tuần thai thứ 12 đã có triệu chứng đau bụng nhưng đi khám ở địa phương không phát hiện bất thường.

"Trường hợp này rất hiếm gặp và may mắn là dây rốn vẫn bám chặt vào nhau thai giúp bé duy trì dinh dưỡng dù đã nằm ngoài tử cung", bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm nhận định. 

Đến sáng 7/2, tình hình sức khỏe của cả thai phụ và em bé đã ổn định. Vết mổ của thai phụ tốt, được đặt dẫn lưu dịch ổ bụng, đánh giá tình trạng sức khỏe tạm ổn, tiếp tục chăm sóc dinh dưỡng, theo dõi tình trạng vết thương. Riêng bé gái chào đời nặng 2,2kg được chăm sóc đặc biệt và ổn định sau 3 ngày. 

Theo các bác sĩ, vỡ tử cung là tình huống sản khoa khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 325 trên 100.000 ca sinh có tiền sử mổ lấy thai. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, tỷ lệ vỡ tử cung trên toàn thế giới trung bình là 5,3/10.000 ca sinh nở, ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, tỷ lệ này khoảng 3/10.000 ca sinh nở, bao gồm có tiền sử mổ lấy thai. Ở những quốc gia kém phát triển, tỷ lệ mắc phải tai biến này cao hơn, có thể do điều kiện mổ lấy thai hạn chế, cuộc sinh bị trì hoãn và kéo dài. Vỡ tử cung nếu không được phát hiện sớm và can thiệp xử trí kịp thời sẽ đe dọa tính mạng cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục