Những ngày gần đây, số lượng trẻ nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng rõ rệt.

Diễn biến nặng chủ yếu ở trẻ sơ sinh

Trong giờ điều trị tại Khoa Nhi và Đơn nguyên Sơ sinh, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), các phòng bệnh đã chật kín hết giường; tiếng trẻ ốm khóc làm không khí càng thêm nóng bức, ngột ngạt.

Vừa bế con dỗ dành, để ý con đang phải thở oxy, chị Ngô Phương Anh (ở Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) lo lắng, mệt mỏi cho biết: "Bé nhà tôi nhập viện từ thứ 5 tuần trước đến nay vẫn còn chưa được ra viện. Ban đầu cháu có dấu hiệu sốt, ho, thở mệt nên gia đình cho vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám, xét nghiệm kết quả bị nhiễm virus RSV và được chuyển về Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị. Khi vào viện, các bác sĩ cho gia đình biết về nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản, nhất là khi cháu còn quá nhỏ”.

"Tôi nghĩ cháu bị lây từ anh trai đang đi lớp mẫu giáo vì trước đó, cháu lớn cũng có biểu hiện ho sốt, nhưng nhẹ nên tự điều trị tại nhà; cháu bé ít tháng tuổi nên bị nặng hơn phải nhập viện”, chị Phương Anh cho biết.

Cũng chăm cháu nội phải nhập viện vì biến chứng sang viêm phế quản, bà Đỗ Kim Hương (ở phường Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: "Trước khi vào viện cháu tôi sốt rất cao, khoảng 40 độ và kéo dài, uống thuốc hạ sốt không hạ được nhiệt độ nên gia đình cho đi cấp cứu và phải nhập viện ngay trong đêm vì cháu đã viêm phế quản, kèm viêm họng. Sau khi được xử trí, hiện cháu tôi đã đỡ sốt, gia đình cũng yên tâm hơn”.


Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số trẻ nhập viện do mắc các bệnh liên quan đến hô hấp tăng đột biến.

Nhiều trẻ nhập viện với triệu chứng ho, sốt, viêm phổi, suy hô hấp...

Những ngày gần đây Khoa Nhi và Đơn nguyên Sơ sinh liên tục tiếp nhận các trẻ nhập viện, đa số mắc bệnh liên quan đến hô hấp, trong đó đáng chú ý là trẻ bị viêm đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (RSV).

BS. Nghiêm Thị Mai Sang, Phó trưởng Khoa Nhi và Đơn nguyên Sơ sinh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: "Số lượng trẻ nhập viện gần đây tăng lên đáng kể; đa số là trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt có nhiều bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp (RSV), hiện Khoa đang điều trị cho khoảng 15 bệnh nhi nhiễm virus RSV, chiếm tới  1/4 số bệnh nhân đang điều trị tại Khoa; trong đó có nhiều trẻ sơ sinh, chỉ 2- 3 tháng tuổi đã mắc và diễn biến khá nặng. Đa số các trẻ nhập viện trong tình trạng khò khè, một số trẻ đã suy hô hấp, phải thở oxy hỗ trợ”.


Bệnh do virus RSV có thể diễn biến nặng, suy hô hấp nhanh ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.

Bệnh diễn biến nặng rất nhanh

Theo BS. Nghiêm Thị Mai Sang, các trẻ bị suy hô hấp do virus RSV đợt này chủ yếu ở các bệnh nhi là trẻ sơ sinh; lý do trở nặng không hẳn là do trẻ đến viện muộn mà do virus này là virus có thể gây suy hô hấp rất nhanh, gây biến chứng viêm phổi sớm; đặc với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn kém.

Việc điều trị biến chứng viêm tiểu phế quản hay viêm phổi ở trẻ do virus RSV gây ra là khá khó khăn. Tuy virus RSV không phải là loại virus mới nhưng nó thường gây ra các biến chứng nặng, bệnh lý trên trẻ sơ sinh. Đặc biệt, virus này thường làm suy giảm miễn dịch của trẻ, lại chưa thuốc điều trị đặc hiệu; các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, nâng cao miễn dịch cho trẻ. Virus này cũng hay gây đồng nhiễm với các loại virus khác cũng như các loại vi khuẩn; vì vậy nhiều trẻ sẽ phải dùng thêm kháng sinh để điều trị.

Virus RSV lây rất mạnh qua các đường như: Qua dịch tiết đường hô hấp, khi trẻ sờ vào các dịch tiết có chứa virus hoặc hít phải virus bay lơ lửng trong không khí… Vì vậy, với lượng bệnh nhân đông như hiện nay, Bệnh viện phải bố trí phòng riêng để điều trị với các trẻ nhiễm virus RSV, sắp xếp các bệnh nhân có cùng bệnh lý điều trị.

Virus RSV có triệu chứng chung rất giống với nhiều bệnh đường hô hấp khác như: Viêm long đường hô hấp, ho, sốt giống triệu chứng cảm cúm thông thường; việc phân biệt với triệu chứng bị nhiễm RSV là rất khó. Vì vậy với các bé nhỏ, dưới 36 tháng tuổi, nếu trẻ có biểu hiện ho, khò khè, sốt… cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, cần phòng tránh lây nhiễm virus RSV cho trẻ bằng cách giảm cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ lây bệnh, cụ thể như: Môi trường cho trẻ chơi cần được vệ sinh sạch sẽ vì virus này bám dính trên các bề mặt khá lâu; tránh cho bé tiếp xúc với các trẻ có biểu hiện ho, khò khè; vệ sinh thường xuyên cho trẻ, nhất là bàn tay; cha mẹ, người lớn cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn, trước và sau khi chăm sóc trẻ bị ốm khác; khi trẻ bị bệnh nên cách ly và chăm sóc trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho những trẻ xung quanh…


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết giao mùa

(HBĐT) - Sốt xuất huyết (SXH) Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau, nhưng thể nặng có thể sốc do giảm khối lượng máu lưu hành và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh SXH thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 - 4 và khoảng đầu tháng 7 - 11 hàng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn. Trên địa bàn tỉnh đã có các ca bệnh SXH thời điểm giao mùa xuân - hè. 

Tăng 30% trẻ khám, điều trị do mắc thủy đậu

Theo bác sĩ Trần Thị Kim Anh, Trưởng Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, trong tuần vừa qua, số trẻ mắc thủy đậu đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng so với tháng trước. Các trường hợp đều phải nhập viện với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, nhức cơ, nổi ban tròn đỏ khắp cơ thể, tiến triển thành bọng nước, mụn mủ. Trẻ có kèm ho và tiêu chảy.

Huyện Tân Lạc phát động hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”

(HBĐT) - Sáng 27/3, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ phát động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Ngày chạy Olympic Vì sức khoẻ toàn dân và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) cho mọi người. Trên 1.000 người, bao gồm lực lượng vũ trang, học sinh và nhân dân trên địa bàn thị trấn Mãn Đức đã tham gia lễ phát động.

Không chủ quan với bệnh cúm mùa

(HBĐT) - Thời tiết giao mùa xuân hè năm nay diễn biến rất bất thường, tạo điều kiện cho một số bệnh dịch phát triển, đặc biệt là cúm mùa ở các tỉnh miền Bắc. Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian gần đây các ca bệnh cúm mùa có chiều hướng gia tăng. Người dân cần chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe trong thời điểm thời tiết giao mùa.

Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030

Ngày 22/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức PATH tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng năm 2022; triển khai kế hoạch năm 2023 khu vực miền Bắc; thúc đẩy loại trừ sốt rét tại Việt Nam.

Khó khăn về thuốc, trang thiết bị được tháo gỡ, bệnh viện không được để bệnh nhân đi mua

Ngày 21/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Y tế và các bệnh viện Trung ương đầu ngành trực thuộc Bộ nhằm rà soát việc triển khai thực hiện Nghị định số 07/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết số 30/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục