Ngày 3/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin, số ca sốt phát ban nghi sởi tại TP Hồ Chí Minh trong tuần qua tăng gần 54% so với trung bình 4 tuần trước đó.

Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trong tuần 35 (từ ngày 26/8 đến ngày 1/9/2024), Thành phố ghi nhận 118 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 106 ca sởi. Các quận, huyện có số ca mắc cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn.


Bệnh nhi mắc sởi nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tại TP Hồ Chí Minh tích lũy từ đầu năm đến nay là 644 ca. Trong đó, ghi nhận 3 ca tử vong liên quan đến sởi: 2 ca ở Thành phố và 1 cả ở tỉnh. Những trường hợp tử vong này là những trẻ có bệnh bẩm sinh.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhận định, số ca sởi đang tăng nhanh và trẻ ở dưới 5 tuổi chiếm 73,2%, đáng lo ngại xu hướng này chuyển dịch lên nhóm tuổi lớn hơn.

Nguyên nhân dịch sởi gia tăng trong thời gian qua là do ảnh hưởng dịch COVID-19, tỷ lệ bao phủ vaccine chưa đạt, ở mức dưới 95%; đồng thời, có gần 20% trẻ trên địa bàn, nhưng có địa chỉ tỉnh khác, nên trạm y tế không biết để mời tiêm.

Để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine sởi trên địa bàn, hiện TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi; với 308 bàn tiêm, tại 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức và 8 bệnh viện tuyến thành phố, quận, huyện.

Đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, sau 3 ngày triển khai chiến dịch, đã tiêm được cho 12.625 trường hợp, trong đó có 77 trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao được tiêm tại bệnh viện và 19 trường hợp là nhân viên y tế.

Trong thời gian này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố cũng đã tổ chức đoàn giám sát để kiểm tra hoạt động tiêm chủng tại các trạm y tế. Kết quả giám sát cho thấy, quy trình tổ chức tiêm chủng tại các trạm y tế được thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế. Các điểm tiêm đều đảm bảo an toàn và hiệu quả, từ khâu chuẩn bị đến tiêm chủng và xử lý phản ứng sau tiêm. Công tác truyền thông tại các trạm y tế cũng được thực hiện rộng rãi, giúp người dân hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tiêm phòng và khuyến khích gia đình đưa trẻ em đi tiêm đúng lịch.


Theo TTXVN

Các tin khác


Không để dịch sốt xuất huyết lây lan trong cộng đồng

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, tính đến ngày 22/8, toàn tỉnh có 8/10 huyện, thành phố với tổng số 21 ca mắc sốt xuất huyết (SXH). Trong đó, huyện Lạc Thủy 5 ca; Tân Lạc, Lương Sơn mỗi huyện 4 ca; TP Hòa Bình 3 ca; huyện Cao Phong 2 ca; Lạc Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi mỗi huyện 1 ca. Hiện nay là thời điểm dịch SXH bùng phát mạnh trên cả nước, bởi đây là giai đoạn cao điểm mùa mưa khiến độ ẩm không khí tăng cao, nhiều ao tù nước đọng giúp muỗi vằn sinh sôi, tác nhân gây bệnh SXH trực tiếp là virus Dengue.

Phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khoẻ tâm thần đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập

UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1365/UBND-NVK, ngày 15/8/2024 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý tốt hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát bệnh đậu mùa khỉ ngay tại cửa khẩu

Trước diễn biến của dịch đậu mùa khỉ và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, ngày 14/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh này. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát phát hiện ca nghi ngờ đậu mùa khỉ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại cơ sở y tế.

Huyết áp cao - Kẻ thù thầm lặng đe dọa não bộ

Một nghiên cứu được công bố ngày 14/8 đã tiết lộ mối liên hệ chặt chẽ giữa huyết áp cao và bệnh Alzheimer.

Tập huấn hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế tỉnh Hoà Bình

Trong 2 ngày 14 -15/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình tập huấn "Hồi sức sơ sinh tại phòng sinh và giám sát hỗ trợ chuyên môn điều trị sốt xuất huyết". Tham dự có 40 học viên từ các cơ sở y tế trong toàn tỉnh. Trực tiếp giảng dạy tại lớp tập huấn là các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Nhi Trung ương do bác sĩ CKII Trịnh Thị Thu Hà, Trung tâm Sơ sinh làm trưởng đoàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục