Từ năm 2021, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Hoà Bình triển khai mô hình "Xét nghiệm phòng bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) tại các trạm y tế (TYT)” nhằm giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế ngay tại cơ sở, giảm thiểu gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dân số.


Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mai Châu lấy máu xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Bệnh TMBS (thalassemia) là bệnh di truyền phổ biến với tỷ lệ mắc cân bằng ở cả nam và nữ. Nếu cả bố và mẹ cùng mang gen bệnh, mỗi lần sinh con có 25% khả năng con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và chỉ 25% khả năng sinh ra con khỏe mạnh. Chi phí điều trị cho một bệnh nhân thalassemia thể nặng từ khi sinh đến 30 tuổi có thể lên đến 3 tỷ đồng, gây gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Nhằm giảm thiểu tình trạng này, từ năm 2021, chi cục đã triển khai mô hình "Xét nghiệm phòng bệnh TMBS tại các TYT” trên địa bàn tỉnh, giúp các gia đình tiếp cận dịch vụ y tế ngay tại cơ sở.

Triển khai mô hình, các TYT được trang bị đầy đủ thiết bị xét nghiệm cần thiết, chuyển giao kỹ thuật để tiến hành xét nghiệm bệnh TMBS cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Từ năm 2021 đến nay, cùng với truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa thalassemia, các TYT còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm phát hiện người mang gen bệnh. Kết quả, 332 trường hợp mang gen bệnh TMBS đã được phát hiện và quản lý chặt chẽ.

Hoạt động truyền thông tại các TYT mang đến kiến thức về bệnh thalassemia, giúp người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe trước khi sinh, chủ động trong việc phòng tránh di truyền bệnh, qua đó góp phần xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển, đồng thời loại bỏ các hủ tục lạc hậu có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.

Mô hình đã phát huy hiệu quả cao trong việc tiết kiệm chi phí điều trị cho các gia đình và giảm gánh nặng cho xã hội. Thống kê cho thấy, trong 332 trường hợp phát hiện mang gen bệnh, đã hạn chế được ít nhất 195 trường hợp sinh ra không mang gen bệnh, tương đương với việc tiết kiệm hơn 582 tỷ đồng chi phí điều trị bệnh thalassemia.

Việc phát hiện và quản lý người mang gen bệnh vừa giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dân số và bảo vệ sức khỏe cho các thế hệ tương lai. Người dân được tiếp cận dịch vụ xét nghiệm kỹ thuật cao ngay tại cơ sở, giảm đáng kể chi phí đi lại và tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình.

Mô hình "Xét nghiệm phòng bệnh TMBS tại các TYT” đã tạo được hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong toàn ngành Y tế tỉnh. Sở Y tế đánh giá cao tính bền vững của mô hình và khuyến nghị có thể nhân rộng ra toàn tỉnh, cũng như áp dụng cho các khu vực lân cận có nhu cầu. Từ đó mang lại lợi ích kinh tế, giúp bảo tồn chất lượng gen nòi giống và đảm bảo một thế hệ khỏe mạnh cho tương lai.

Trong quá trình thực hiện mô hình, Chi cục DS-KHHGĐ nghiêm túc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đảm bảo không có vi phạm kỷ luật hay tranh chấp pháp lý. Thông qua mô hình nhằm xây dựng một nền tảng chăm sóc sức khỏe bền vững, đem lại niềm hy vọng về một thế hệ tương lai khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ di truyền bệnh tật. Mô hình cho thấy giá trị thiết thực về kinh tế và sức khỏe, là điểm sáng trong công tác phát triển dân số chất lượng cao của tỉnh.
    

Hồng Duyên


Các tin khác


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Y tế

Nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó giúp các y, bác sỹ nâng cao tay nghề, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.

Dự phòng và quản lý bệnh - giải pháp cốt lõi trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Thị Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Sở Y tế ) khi bệnh không lây nhiễm (BKLN) đang là thách thức lớn đối với xã hội và hệ thống y tế, chiếm phần lớn tổng gánh nặng bệnh tật nói chung.

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết

Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố Đồng Xoài (Bình Phước) đã có 432 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 95 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023; ghi nhận 97 ổ dịch và 2 trường hợp tử vong (nâng số tử vong trên toàn tỉnh lên 3 ca).

Khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho gần 300 đối tượng chính sách tại huyện Lạc Sơn

Ngày 9/11, tại xã Nhân Nghĩa (Lạc sơn), Bộ CHQS tỉnh, UBND huyện phối hợp Bệnh viện Quân y 103 tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho đối tượng chính sách tại các xã Nhân Nghĩa, Tân Lập, Xuất Hoá.

Huyện Đà Bắc nâng cao tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế

Những năm qua, việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Đà Bắc luôn nhận được sự quan tâm của địa phương. Nhờ đó, chính sách được mở rộng đến từng bản làng, giúp đồng bào DTTS được chăm sóc sức khỏe, giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội nơi vùng cao.

Ban Văn hoá - Xã hội: Giám sát một số nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh

Chiều 7/11, tại Sở Y tế, đoàn giám sát của Ban Văn hoá - Xã hội (VH-XH), HĐND tỉnh do đồng chí Võ Ngọc Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban VH-XH làm trưởng đoàn đã giám sát một số nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh. Tham gia đoàn có lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan, các Ban của HĐND tỉnh, huyện Lạc Thuỷ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục