Nhiều viên thuốc tể vỏ màu vàng, đỏ và những viên thuốc tự chế không nhãn mác đã được một phòng Chẩn trị y học cổ truyền tại quận Phú Nhuận, TP HCM bán cho những phụ nữ hiếm muộn vừa đi cầu khấn để được có con, với tác dụng "dưỡng thai".

Sự việc được Thanh tra Sở Y tế TP HCM phát hiện chiều 16/1 sau khi nhận được phản ánh nhờ làm rõ việc: Sau khi đi khấn để được có thai, các “bà bầu” đã đến phòng khám này để lấy thuốc về uống và bụng to lên. Tuy nhiên có người 16 tháng mang bầu vẫn không sinh con.

Các loại thuốc dưỡng thai dành cho người không mang thai. Ảnh: Dzoăn Quy.

Tại thời điểm kiểm tra, thanh tra y tế đã phát hiện khoảng 70 toa thuốc ghi có tác dụng dưỡng tâm thai. Một chi tiết khác, đoàn cũng tìm được chứng cứ cho thấy, phòng khám này đã bốc thuốc dưỡng thai cho một phụ nữ 27 tuổi không mang thai (người này chỉ mới cầu nguyện để được có con).

Toàn bộ số thuốc dưỡng thai không nhãn mác đã bị thanh tra niêm phong. Ngoài ra cơ quan chức năng còn yêu cầu phòng chẩn trị ngưng ngay việc khám, chẩn đoán thai cho những người muốn có bầu chỉ bằng khấn nguyện khi chưa có bằng chứng rõ rệt.

Từ hơn một năm nay, dư luận thường xuyên phản ánh tình trạng những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đi cầu khấn ở Thủ Đức về thì bụng to, có người sinh được con, nhưng không ít người chờ mãi vẫn không sinh. Vì là đức tin, người muốn có con nhờ cầu “ơn trên” không được phép đi siêu âm. Tuy nhiên họ vẫn truyền miệng nhau nên đến mua thuốc dưỡng thai.

Đầu năm 2009, tại quận Thủ Đức, gần nơi mà những người vô sinh, hiếm muộn khấn nguyện để được có bầu, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã từng đình chỉ một phòng khám chuyên chẩn đoán và bốc thuốc dưỡng thai cho những người đi cầu có thai.

Sau khi nơi này không còn hoạt động, các “bà bầu” được “giới thiệu” đến phòng Chẩn trị y học cổ truyền tại quận Phú Nhuận.

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, những người đã được khoa học xác định vô sinh thì không thể chỉ cầu nguyện mà có thai. Trường hợp bụng to mà chờ hoài không sinh, được xem là hiện tượng "có thai ảo".

 

                                                                      Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tang phiêu tiêu ích thận, cố tinh

Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu, có tên thuốc Cotheca Mathidis. Tên khoa học là Ootheca Manthidis. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ tổ con bọ ngựa làm tổ trên cây dâu (Mantis religiosa L. thuộc họ Mantidae). Là tổ hình trứng dài, nhẹ, sắc nâu vàng hoặc nâu đen, bên trong có nhiều xếp, mỗi xếp có nhiều ngăn, mỗi ngăn có một trứng. Người ta lấy tổ khi trứng còn chưa nở, đem về sấy khô cho chín trứng.

Một số thuốc chữa thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan tạo máu, thiếu máu do tan máu... Trong đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban...) là nguyên nhân thường gặp nhất.

Người có HIV ở xã Chiềng Châu mong có việc làm ổn định

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Hoa ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu được nhiều người biết đến khi chị dám mạnh dạn đứng lên thừa nhận: “Tôi có HIV” để vương lên, tiếp tục sống và lao động bình thường.

Đừng đòi… “truyền dịch”

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.

Ngộ độc lá ngón: Làm sao để ngăn chặn?

Xưa nay ở vùng cao, chẳng ai xa lạ gì với cây lá ngón. Vậy mà nó lại có thể lẫn trong một loại cây rừng mà bà con ở vùng sâu, vùng xa vẫn đun làm nước uống hàng ngày khiến 15 người bị ngộ độc, trong đó có 3 người tử vong chỉ trong một đêm.

Tại sao thuốc chống trầm cảm chỉ đạt hiệu quả một nửa?

Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến nhất trong điều trị trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lên tiếng giải thích tại sao chúng lại không hiệu quả trên một nửa số bệnh nhân dùng thuốc này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục