Gia đình chị Bùi Thị Hoa ở xóm Mỏ, xã Chiềng châu đang phải sóng trong căn nhà đất rách nát.

Gia đình chị Bùi Thị Hoa ở xóm Mỏ, xã Chiềng châu đang phải sóng trong căn nhà đất rách nát.

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Hoa ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu được nhiều người biết đến khi chị dám mạnh dạn đứng lên thừa nhận: “Tôi có HIV” để vương lên, tiếp tục sống và lao động bình thường.

 

Mấy năm trước, chồng chị cũng như bao người đàn ông trong bản kéo nhau đi làm thuê xa, rồi mắc bệnh. Chồng chị đã chết 2 năm nay và để lại cho chị căn bệnh HIV, ngôi nhà đất gần rách nát, hai đứa con thơ và bố mẹ chồng già yếu, chị trở thành trụ cột gia đình. Nỗi lo cơm áo gạo tiền cộng với tâm lý người có HIV cứ đè nặng lên đôi vai gầy của người phụ nữ chưa đầy 30, làm cho chị già đi so với tuổi rất nhiều.

 

Không chỉ trông vào ruộng lúa, nương ngô,  còn tiền học phí cho đứa lớn lớp 3, tiền ăn, tiền đóng học cho đứa bé đi mẫu giáo, nên chị phải kiếm thêm thu nhập. Chị đi làm phụ xây ở Hà Đông, mỗi tháng từ công việc nặng nhọc ấy, chị cũng chỉ kiếm được 1,5 triệu đồng. “Thế là mừng, chứ ở nhà thì đào đâu ra!”.

 

Mẹ chồng chị mới 60 tuổi nhưng đã rất già yếu, những nếp nhăn trên khuôn mặt sạm đen vì nắng mưa miền sơn cước không che nổi nỗi đau của một người mẹ khi "cơn bão Aids" cướp đi đứa con trai duy nhất của mình. Bà tâm sự “Biết con mình có bệnh, chỉ muốn cho con nghỉ ngơi dưỡng sức, đi làm xa thế nhỡ ngã bện, lại còn hai đứa nhỏ lúc ốm đau… Hôm vừa rồi, hai đứa cùng bị thủy đậu, ông bà già không trông nổi nên phải gọi mẹ nó về. Nhưng vì hoàn cảnh, lại phải để mẹ nó đi làm thôi…”

 

Không riêng gì chị Hoa, chị Lò Thị Nghiềm, cũng trong hoàn cảnh tương tự. Chồng chị Nghiềm chết 3 năm nay, nhà alị rất nghèo, hơn nữa sức khỏe của chị đã giảm sút rất nhiều, chị đã được hỗ trợ thuốc uống từ 2 năm nay. Nhưng bố mẹ chồng chị đã già yếu, lại còn đứa con nhỏ 4 tuổi, thế mà chị vẫn phải lên nương, ra đồng làm việc bình thường. Vừa rồi, chị được hỗ trợ 1 triệu đồng làm vốn chăn già, chị mừng lắm vì có cái để trông vào. Nhưng cũng không thấm thoát vào đâu… Ở cái xã nhỏ này còn biết bao gia đình khác vì AIDS chông chênh với cái đói, cái no và họ đang khát khao lắm một việc làm..

 

Trên địa bàn xã hiện có hai cơ sở sản xuất tăm tre và thức ăn gia xúc. Chị Hoa cho biết, ở xưởng sản xuất thức ăn gia xúc, họ không nhận những người có bệnh. Còn xưởng tăm tre, phần vì quá trình thải khí lưu huỳnh gây đau đầu, phần vì mọi người vẫn xì xào kỳ thị nên chị không xin vào đấy làm, mới phải lặn lội xứ người để kiếm sống. “Chị mong có một công việc nhẹ nhàng ở trên địa bàn xã, huyện, nơi mà vừa có thể kiếm thêm được đồng ra đồng vào mà không phải phiền long vì những lời dị nghị”. Mong ước ấy không chỉ của riêng chị Hoa, chị Nghiềm mà còn là của những con người xấu số nhưng vẫn phải nhọc nhằn mưu sinh ở mảnh đất ngày càng cằn cỗi này.

 

Ông Mạc Văn Bốn, Chủ nhiệm câu lạc bộ Đồng Tâm (là nơi tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức phòng chống HIV, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV, chia sẻ và giúp đỡ họ vượt qua mặc cảm khó khăn)  cho biết: “Nếu có một tổ chức nào đứng ra tài trợ để tạo công ăn việc làm cho những người có HIV ở địa bàn, tôi sẵn sàng đứng ra tổ chức, chịu trách nhiệm, góp sức người sức của để giúp họ bởi đó cũng là trăn trở của tôi từ bấy lâu nay”.

 

Ông Bốn nói thêm “Người Thái có nghề dệt thổ cẩm có thể là một giải pháp để giải quyết việc làm cho những người có HIV ở địa bàn xã, vừa nhẹ nhàng, quen thuộc với người Thái, vùa giúp họ có thêm thu nhập”.

 

Hi vọng mong ước của chị Hoa, chị Nghiềm và ý kiến của ông Bốn đến được với các tổ chức từ thiện, có thể tạo cho nhưng người có HIV không chỉ trên địa bàn Mai Châu mà trong toàn tỉnh “chiếc cần câu” để họ có thể trút bớt một phần gánh nặng và tiếp tục sống một cách nhẹ nhàng hơn, hòa nhập cộng đồng, giúp con cái họ có thể tiếp tục đến trường như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác.

 

                                                                                     Hồng Tú

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục