Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến nhất trong điều trị trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lên tiếng giải thích tại sao chúng lại không hiệu quả trên một nửa số bệnh nhân dùng thuốc này.

 

Một nghiên cứu mới tại ĐH Y Columbia (New York) cho thấy câu trả lời là nằm ở cơ quan thụ cảm hormone trong não.

 

Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm như Prozac và Zoloft, đều hoạt động theo nguyên lý tăng cường lượng chất serotonin – thường được cho là “hormone hạnh phúc” – trong não bộ.

 

Đó là một thông điệp hóa chất được chuyển tới não, đi vào sâu trong não thông qua các tế bào thần kinh sống noãn.

 

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nếu có quá nhiều một loại cơ quan thụ cảm chất serotonin, thì sẽ ít phản ứng với thuốc chống trầm cảm. Khi giảm số lượng cơ quan thụ cảm hoặc phân tử dẫn đường thì hiệu quả sẽ đảo ngược.

 

Trưởng nhóm, ông Rene Hen giải thích: “Những cơ quan thụ cảm này sẽ làm “nản chí” các noron thần kinh, khiến chúng không sản sinh chất serotonin. Quá nhiều cơ quan thụ cảm sẽ càng khiến nhiều các nơ-ron này bị ru ngủ, gây kìm hãm cả hệ thống.

 

Bằng cách đơn giản là “vặt” bớt các cơ quan thụ cảm, chúng ta sẽ có thể thay đổi hoàn toàn kết quả”.

 

GS Hen cho biết: “Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neuron, có thể là gợi ý cho các bác sĩ trong việc đặt ra câu hỏi: “Bệnh nhân sẽ đáp ứng với thuốc chống trầm cảm ở mức độ nào. Nó cũng có thể giúp các nhà sản xuất thuốc tạo ra những phương thuốc mới hiệu quả hơn”.

 

                                                                                   Theo Dantri

Các tin khác


PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Chúng ta rất thận trọng khi triển khai tiêm vaccine COVID-19

Trước thông tin từ tờ Telegraph (Anh) về việc vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, ngày 3/5, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà khi Việt Nam tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

Tận tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình nỗ lực triển khai các giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB); xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục