Dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra ung thư. Nhưng không chỉ là những gì chúng ta ăn quá nhiều mà còn là những thực phẩm chúng ta nên có thêm trong mỗi bữa ăn. Dưới đây là những điều bạn cần biết để chống ung thư bằng thực phẩm.
Bột cà-ri
Ngày nay, TT Ung bướu
Đã được biết đến từ rất lâu trong y văn cổ Ấn Độ, nghệ vàng (thành phần chính của cà-ri) có chứa hợp chất kháng viêm có tên curcumin.
Các nhà nghiên cứu ở Anderson Md nhận thấy nó có thể kiềm chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư không chỉ là giảm tình trạng viêm nhiễm (rất cần cho sự “xâm lấn” các tế bào hàng xóm) mà còn tiêu diệt các tế bào ung thư, làm chậm lại sự phát triển của các mạch máu đi nuôi khối u và làm tăng hiệu quả của hóa trị. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí National Cancer Institute năm 2008.
Uống trà để chống ung thư
Các nhà nghiên cứu ở Viện Karolinska (mà đã từng được giải Nobel) ở Thụy Điển đã chỉ ra rằng polyphenol trong trà xanh có thể kìm hãm sự tiến triển của khối u ác tính. Nó cũng giúp tăng hiệu quả trong quá trình xạ trị.
Những phụ nữ Nhật uống nhiều hơn 3 tách trà/ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư vú tái phát.
5 thứ mỗi ngày
Luyện tập và hiệu quả dinh dưỡng trong phòng và trị ung thư
Quỹ Nghiên cứu Ung thư thế giới xác nhận báo cáo vào tháng 10 năm 2007 rằng 40% ung thư có thể tránh bằng một chế độ ăn thích hợp và luyện tập thể lực nhiều hơn 1 chút. Ngoài ra, không ăn nhiều hơn 3 lạng thịt đỏ/tuần.
Và sự lựa chọn lối sống tương tự sẽ là một phần không thể thiếu trong bất kỳ phương pháp điều trị ung thư nào.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của chế độ dinh dưỡng chống ung thư là phải rau quả nhiều hơn thịt và thịt chỉ nên coi là thực phẩm làm tăng thêm hương vị của món ăn.
Các loại rau đậu (đậu que, đỗ xanh, đỗ đen, đỗ Hà Lan…) và đỗ tương (đậu phụ, đậu nành…) có lượng protein tương đương thịt nhưng lại có chất chống ung thư phytochemical.
Thay thế đồ ngọt bằng hoa quả
Các bữa tráng miệng với hoa quả là một yếu tố không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng chống ung thư.
Các loại quả họ dâu, chứa chất anthocyanidin mà có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư và làm giảm sự phát triển của các mạch máu bất thường.
Các loại quýt và hương vị đặc trưng của chúng chính là những tế bào chống ung thư hiệu quả. Tất cả các loại quả có màu sắc rực rõ đều chứa chất flavonoid mà góp phần kìm hãm sự phát triển của khối u ác tính.
Bổ sung đúng loại omega
Tất cả các dầu thực vật chứa omega-6 (đậu nành, ngô, hướng dương) và dầu chứa omega-3 (dầu ô-liu, dầu canola hoặc dầu hạt cải) đều là những lựa chọn tốt. Bơ omega-3 hay margarine cũng rất tốt.
Các thực phẩm từ động vật (thịt, sữa, trứng) cũng nên chọn loại “giàu omega-3” và được nuôi tự nhiên để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm các hormone tăng trưởng (vốn kích thích tế bào ung thư phát triển).
Những kết quả ngay lập tức
Chiết xuất thực phẩm mạnh như thuốc Trong phòng thí nghiệm 40 triệu đô la tại ĐH Một ngày, Beliveau phát hiện ra rằng rất nhiều chiết xuất thực phẩm đơn giản có chứa các chất kháng ung thư mà mạnh không kém gì các loại thuốc ông đã từng thử nghiệm trong 30 năm qua. Một người bạn có tên Leny bị ung thư tuyến tụy và vợ của Beliveau đã giúp cô thiết kế một chế độ dinh dưỡng chống ung thư. Leny đã sống thêm được 5 năm, nhiều hơn hẳn so với dự đoán. |
Theo DanTri
Các chuyên gia ở Trung tâm y học UT Southwestern, Mỹ (UTS) vừa kết thúc một nghiên cứu và phát hiện thấy thuốc trị bệnh rối loạn tự miễn đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt cũng có tác dụng đối với bệnh đái tháo đường týp 1, làm giảm quá trình phá hủy tế bào sản xuất insulin của cơ thể người bệnh.
Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu, có tên thuốc Cotheca Mathidis. Tên khoa học là Ootheca Manthidis. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ tổ con bọ ngựa làm tổ trên cây dâu (Mantis religiosa L. thuộc họ Mantidae). Là tổ hình trứng dài, nhẹ, sắc nâu vàng hoặc nâu đen, bên trong có nhiều xếp, mỗi xếp có nhiều ngăn, mỗi ngăn có một trứng. Người ta lấy tổ khi trứng còn chưa nở, đem về sấy khô cho chín trứng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan tạo máu, thiếu máu do tan máu... Trong đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban...) là nguyên nhân thường gặp nhất.
(HBĐT) - Chị Bùi Thị Hoa ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu được nhiều người biết đến khi chị dám mạnh dạn đứng lên thừa nhận: “Tôi có HIV” để vương lên, tiếp tục sống và lao động bình thường.
Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.
Xưa nay ở vùng cao, chẳng ai xa lạ gì với cây lá ngón. Vậy mà nó lại có thể lẫn trong một loại cây rừng mà bà con ở vùng sâu, vùng xa vẫn đun làm nước uống hàng ngày khiến 15 người bị ngộ độc, trong đó có 3 người tử vong chỉ trong một đêm.