Thực phẩm không an toàn, gây bệnh, ảnh hưởng sức khỏe… Đó là điều hoàn toàn nhận thấy đối với rất nhiều chủng loại. Nhưng kể từ khi hai chữ cực kỳ nhạy cảm "ung thư" được gắn với các loại thực phẩm vốn quá thông dụng trên thị trường (nước tương, sữa, ớt bột, hạt điều, hạt dưa…) thì hệ lụy của nó không dừng lại ở các sản phẩm được nói tới mà gây ảnh hưởng lớn về mặt xã hội và đời sống kinh tế.

Từ đó đặt ra một số vấn đề:

Một là kết quả phát hiện hóa chất thường là ngẫu nhiên tại một số điểm kinh doanh. Chẳng hạn, thông tin hạt dưa chứa hóa chất có khả năng gây ung thư gây rúng động thị trường được khởi nguồn từ việc Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kiểm tra ngẫu nhiên hộ kinh doanh Nguyên Hưng, quận 6. Câu chuyện bột ớt đỏ hiện nay cũng gây rúng động khi phát hiện có chất Rhodamine B - cũng là loại hóa chất độc hại, có thể gây ung thư. Vụ việc do Thanh tra Sở Y tế Quảng Nam kiểm tra ngẫu nhiên một số mẫu ớt bột bán tại chợ Đông Ba (Thừa Thiên - Huế) có nguồn gốc từ cơ sở chế biến ở Đại Lộc…

Như vậy, việc phát hiện hóa chất nguy hại khi kiểm tra là đúng sự thật nhưng nó chỉ ở diện nhỏ và hoàn toàn không có tính phổ biến, nhưng khi được thông tin, lập tức nhiều người cho rằng: ớt bột, hạt dưa chứa chất gây ung thư. Có người đã không dám sử dụng các mặt hàng này.

Nhiều hộ dân nuôi bò sữa đã trắng tay sau thông tin sữa nhiễm melamine.

Hai, là thông tin đa dạng, nhanh chóng có hai mặt, vừa cảnh báo vừa giúp người dân biết để phòng tránh, nhưng chính sự thông tin vội vàng đôi khi lại phản tác dụng. Việc vi phạm được phát hiện ở một số cơ sở có tên, địa chỉ nhưng cách thông tin có biểu hiện đánh đồng, tạo hiệu ứng xã hội, gây tâm lý hoang mang.

Ba, về mặt khoa học, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để kết luận, chứng minh vi phạm còn quá chậm trễ và không dứt khoát. Do vậy, hàng loạt hộ kinh doanh sản phẩm bị dư luận cho là nhiễm chất gây ung thư, lập tức bị tẩy chay, thiệt hại khó đong đếm.

Hệ lụy đối với khâu chế biến, kinh doanh rõ ràng rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp an ninh thương mại. Nhưng nguy hại hơn, đó là những người đứng đằng sau khâu chế biến, kinh doanh, họ chính là nông dân cung cấp sản phẩm. Họ hoàn toàn không có lỗi, vì sự tác động chỉ đến ở khâu chế biến, tiêu thụ. Nhưng họ lại phải lãnh đủ hệ quả khi sản phẩm bị từ chối vì lý do hoàn toàn không phải do mình.

Trong xã hội ngày nay, mọi thông tin nhạy cảm có sức lan tỏa ngoài tưởng tượng. Cơ quan khoa học cần sớm chứng minh đúng đắn, đầy đủ tính nguy hại trong các trường hợp cụ thể. Còn cơ quan thông tin, mọi việc "đi tắt" đều không có lợi, cần phải dựa vào kết luận khoa học, không suy diễn, để tránh gây hệ lụy xã hội

                                                                       Theo Báo CAND

Các tin khác

Dùng thuốc thấp khớp đúng cách để tránh xảy ra những tác dụng phụ.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bệnh ở trẻ gia tăng bất thường

Thời tiết bất thường những ngày qua đã làm phát sinh nhiều loại bệnh ở trẻ em, trong đó có những bệnh gia tăng một cách bất thường như viêm màng não, tiêu chảy. Ngoài TPHCM, số bệnh nhi từ các tỉnh ĐBSCL nhập viện rất đông.

Đẻ mổ tự nguyện bị tai biến gấp 3 lần sinh thường

Các sản phụ xin được sinh mổ mà không có lý do chính đáng nào thì gặp biến chứng nhiều gấp 2.7 lần những người sinh con theo cách tự nhiên, nghiên cứu mới nhất của WHO trên hơn 100.000 ca sinh đã cho thấy điều đó.

Cảnh báo virus HIV/AIDS biến thể

“Sự biến thể của virus gây căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS có thể phá hủy mọi thành quả của giới y học thế giới trong nghiên cứu thuốc điều trị và đe dọa tiến trình tiếp cận điều trị bệnh ở các nước nghèo”. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học UCLA, theo đó, hiện có khoảng 60% chủng virus HIV/AIDS kháng thuốc đã xuất hiện ở Mỹ, châu Âu và một số nước đang phát triển như Nam Phi.

Những lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử” (đau bụng uống nhân sâm sẽ chết). Ngoài ra, không phải toàn bộ củ nhân sâm đều bổ dưỡng.

Cứu sống trẻ non tháng bị dị tật

Ngày 20-1, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, Khoa Hồi sức, Khoa Tim mạch và Khoa ngoại Tổng hợp của bệnh viện vừa phối hợp điều trị thành công một bệnh nhi sơ sinh non tháng 32 tuần tuổi, bị dị tật còn ống động mạch, cao áp động mạch phổi nặng. Ðó là bệnh nhi Nguyễn Thị Minh T (quận 5 - TP Hồ Chí Minh), cân nặng 1,66 kg.

Văn Nghĩa thực hiện quy mô sinh ít con

(HBĐT) - Bằng sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của các ngành, đoàn thể địa phương và sự nhiệt tình của đội ngũ CTV dân số, tình hình dân số trên địa bàn xã Văn Nghĩa, huyện Lạc Sơn đã cơ bản ổn định, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên duy trì ở mức 1%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục